Đại học Sư phạm Hà Nội ‘bắt tay’ Viettel đẩy mạnh chất lượng giáo dục 

GD&TĐ - Chuyển đổi số trong ngành giáo dục là quá trình tất yếu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận thức rõ điều đó và chọn cho mình một đối tác mạnh.

Nỗ lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để thay đổi hình thức dạy và học

Nhìn lại một năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc dạy - học online là biện pháp quan trọng giúp nhà trường duy trì, đảm bảo chương trình và sự kết nối giữa thầy và trò. Vai trò của công nghệ thông tin ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho biết thời điểm đó, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên giảng dạy và học tập thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến LMS. Hiện nay hệ thống đã lưu trữ một lượng lớn dữ liệu học tập bao gồm: video bài giảng, các file trình chiếu, hệ thống tài liệu tham khảo, các bài tập thực hiện thông qua các ứng dụng tương tác hiện đại.

Đại học Sư phạm Hà Nội “bắt tay” với Viettel để đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đại học Sư phạm Hà Nội “bắt tay” với Viettel để đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhà trường còn cung cấp nền tảng dạy học trực tuyến và kho học liệu mở bồi dưỡng kiến thức trên website: olm.vn cho học sinh các cấp trên toàn quốc.

“Về bản chất của dạy và học thì không thay đổi. Tuy nhiên về mặt hình thức đã có những khác biệt đáng kể. Chẳng hạn, không gian lớp học đã thay đổi, nghĩa là có thể học mọi nơi, mọi lúc. Tính tương tác cũng đã thay đổi và đòi hỏi tính tự giác rất cao của người học. Người thầy phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị bài giảng, phải luôn cập nhật với những phiên bản mới của các phần mềm tiện ích, nghĩa là luôn ở trong trạng thái động… điều đó thúc đẩy nỗ lực của cả thầy và trò”, GS.TS Nguyễn Văn Minh phân tích.

Thành tựu của Trường Đại học Sư Phạm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy và học 

Thành tựu đáng ghi nhận đầu tiên là nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên đã thay đổi, coi rằng ứng dụng CNTT là vấn đề tất yếu, là xu thế thời đại và họ đã nhận thấy rằng, sự thích nghi với điều kiện sẽ phải quen dần. Và để làm được điều đó Trường Đại học Sư phạm đã thành lập Tổ tư vấn Công nghệ thông tin ( CNTT) để triển khai hệ thống và tập huấn cho giảng viên toàn trường nhằm nâng cao nghiệp vụ dạy và học qua mạng.

Tiếp đến, nhà trường đã triển khai giảng dạy và đào tạo thông qua hệ thống LMS trong toàn trường. Trường sử dụng kết hợp hai hình thức dạy và học trực tuyến là LMS và các công cụ hội thảo trực tuyến (Zoom,FCC,…). Đồng thời, toàn bộ dữ liệu đào tạo đại học chính quy của học kỳ II năm học 2019 – 2020 và học kỳ I năm học 2020-2021 đã được chuyển lên hệ thống, bao gồm thông tin về sinh viên, giảng viên và các môn học của 23 khoa và 02 bộ môn trực thuộc trường. 

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, ông Minh nhận định việc ứng dụng công nghệ thông tin của trường còn gặp nhiều khó khăn. Đó là hạ tầng mạng ở một số địa phương còn yếu, vấn đề nâng cấp server, đường truyền, tối ưu chức năng của hệ thống LMS. Ngoài ra, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giảng viên chưa đồng đều. Đặc biệt, một bộ phận người học chưa thực sự tự giác khi việc giám sát chưa tối ưu.

Trong khi đó, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm quốc gia và khu vực, đào tạo các chuyên gia xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho hệ thống giáo dục và xã hội thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo đại học và sau đại học có chất lượng cao.

Vì vậy, chuyển đổi số là quá trình quan trọng để giúp nhà trường tiếp tục duy trì tầm ảnh hưởng và đóng góp nhiều hơn nữa cho hệ thống giáo dục.

Lúc này, bài toán đặt ra trong quá trình chuyển đổi số của nhà trường đó là cần liên kết chặt chẽ với một đơn vị có kinh nghiệm phát triển các giải pháp công nghệ thông tin cho ngành giáo dục: cả về vận hành lẫn đào tạo.

Viettel – Người đồng hành 

Để giải quyết những vấn đề này, đầu tháng 3, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội quyết định ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions).

Viettel cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Đại học Sư phạm Hà Nội trong quá trình chuyển đổi số, chia sẻ kỹ năng quản trị số.
Viettel cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Đại học Sư phạm Hà Nội trong quá trình chuyển đổi số, chia sẻ kỹ năng quản trị số.

Sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của trường, hướng đến mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy, học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025.

Viettel Solutions và Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội sẽ cùng hợp tác triển khai nhiều ứng dụng. Trong đó, các giải pháp sẽ được thực hiện ngay là chương trình bồi dưỡng thường xuyên và đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin cho giảng viên, sinh viên. 

Theo quy định của Bộ GD&ĐT mỗi giáo viên cấp phổ thông được bồi dưỡng kiến thức thường xuyên khoảng 120 tiết học. Hàng năm, cả nước có khoảng 850.000 giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên; tương đương với 100 triệu tiết học cần được tổ chức. Nếu chỉ triển khai mô hình tập huấn trực tiếp; quá trình bồi dưỡng thường xuyên thường bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19, đồng thời tốn kém thời gian, chi phí và nhân lực.

Như vậy, lợi ích đầu tiên của việc triển khai LMS là tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình triển khai bồi dưỡng thường xuyên. Thay vì phải di chuyển hàng trăm km đến từng địa phương để tập huấn trực tiếp, mỗi giáo viên cốt cán có thể tổ chức bồi dưỡng thường xuyên và theo dõi tiến trình học tập của hàng nghìn giáo viên cùng một lúc. Toàn bộ học liệu đào tạo giáo viên đều được số hóa trên cùng một nền tảng và được các kỹ sư công nghệ thông tin của Viettel vận hành, đảm bảo tính an toàn và bảo mật tuyệt đối. Đặc biệt, với hạ tầng do Viettel làm chủ, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên đều được vận hành và triển khai thông suốt với số lượng lớn học viên truy cập đồng thời.

Lợi ích thứ 2 là tạo điều kiện cho các giảng viên và giáo viên tương lai tiếp cận sớm với công nghệ thông tin, không còn bối rối trong khi quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ. 

Thượng tá Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Viettel Solutions cho biết: “Với sứ mệnh tiên phong kiến tạo xã hội số, Viettel cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Đại học Sư phạm Hà Nội trong quá trình chuyển đổi số, chia sẻ kỹ năng quản trị số. Đồng thời chúng tôi sẽ thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo, đặc biệt là công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam”.

Hệ thống LMS được xem như một mảnh ghép của Hệ sinh thái chuyển đổi số ngành giáo dục của Viettel, đáp ứng yêu cầu liên thông, đồng bộ với cơ sở dữ liệu chung toàn ngành giáo dục và với các nền tảng khác trong cùng hệ sinh thái. Ứng dụng LMS không chỉ giúp nhà trường có công cụ để quản lý học liệu trực tuyến mà còn là công cụ hữu ích để các giáo viên trên toàn quốc chủ động nâng cao trình độ.

GS.TS Nguyễn Văn Minh kỳ vọng sự hợp tác toàn diện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Viettel Solutions sẽ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo khi trình độ của giảng viên, sinh viên được cải thiện rõ rệt. Như vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp dạy và học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.