Đà Nẵng: Hạn chế trong hậu kiểm cấp phép cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

GD&TĐ - Đà Nẵng được đánh giá là một địa phương phát triển mạnh hệ thống các trường mầm non, nhóm trẻ, nhóm lớp độc lập tư thục. Trong khi toàn TP có 137 trường mầm non ngoài công lập, 954 nhóm, lớp độc lập tư thục thì số trường công lập chỉ có 70 trường. 

Các nhóm lớp độc lập tư thục ở Đà Nẵng nhận được sự hỗ trợ từ Đề án 404 để cải thiện các điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ.
Các nhóm lớp độc lập tư thục ở Đà Nẵng nhận được sự hỗ trợ từ Đề án 404 để cải thiện các điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tuy nhiên theo Sở GD&ĐT Đà Nẵng thì để quản lý, chỉ đạo loại hình này nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Đà Nẵng, số trẻ mầm non được gửi đến các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là 45.611 trẻ/71.116 trẻ theo điều tra dân số, chiếm tỉ lệ 64,1%.

Việc phân bố các trường, nhóm lớp mầm non tư thục chủ yếu tập trung ở khu vực quận trung tâm phát triển nhanh như Hải Châu, Thanh Khê hoặc quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn trà là nơi có khu công nghiệp – khu chế xuất. Sự phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã góp phần thu hút trẻ mầm non trong độ tuổi đến trường nhằm giảm tải áp lực cho hệ thống trường mầm non công lập.

Dù các cơ sở giáo dục mầm non hoạt động không phép ở Đà Nẵng đã giảm đang kể nhưng theo đánh giá của Sở GD&ĐT TP, hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục.

Bà Đặng Thị Cẩm Tú – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Đẵng nhận xét: “Một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng tiếp nhận trẻ vượt số lượng quá quy định so với diện tích phòng học; đầu tư trang bị đồ dùng, đồ chơi bên trong các nhóm, lớp cho trẻ còn thiếu hụt và ít bổ sung theo định kỳ.

Đội ngũ giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thực hiện thu các khoản phí dịch vụ rất cao nhưng chất lượng không đảm bảo; chưa tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo Thông tư 28 của Bộ GD&ĐT, có trang bị phần mềm tính dưỡng chất bữa ăn bán trú cho trẻ nhưng không sử dụng.

Chất lượng các bữa ăn trong ngày không tương xứng với tiền ăn mà phụ huynh đóng góp; các cơ sở tự xây dựng quá nhiều bữa ăn trong ngày cho trẻ, tạo áp lực cho giáo viên dẫn đến cường độ lao động quá cao.

Đặc biệt, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ít công khai minh bạch các khoản thu của nhà trường đến phụ huynh, học sinh, không đảm bảo quyền lợi của trẻ tham gia thụ hưởng chương trình Sữa học đường theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Vẫn có cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận trẻ vượt quá quy định so với diện tích phòng học, số trong độ tuổi nhà trẻ ghép từ 2-3 độ tuổi gây khó khăn cho giáo viên trong quan sát, theo dõi diễn biến tâm lý trẻ trong ngày”.

Một số hạn chế trong công tác quản lý về mặt Nhà nước cũng được Sở GD&ĐT Đà Nẵng chỉ ra như khâu hậu kiểm, phúc tra sau khi cấp phép hoạt động cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở cơ sở chưa được tích cực.

“Một số xã, phường chưa phối hợp chặt chẽ với các trường MN công lập trên địa bàn nhằm sâu sát trong quản lý chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, phát hiện và chấn chỉnh những sai sót…” – bà Cẩm Tú cho biết.

Theo đó, Sở GD&ĐT TP đề nghị cơ quan quản lý cấp quận, huyện, xã phường cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc cấp phép và quyết định hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến cũng như đề xuất các giải pháp về cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; chế độ chính sách nhằm thu hút gió viên, người lao động; công tác đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...