Cười té ghế với bát mì tôm "khó nuốt", dành cho ai muốn học giỏi toán

Cười té ghế với bát mì tôm "khó nuốt", dành cho ai muốn học giỏi toán

Trong một hội nhóm MXH có chia sẻ hình một bát mì tôm trứ danh, tuy nhiên lại quá khó nhằn với màn động não trước khi được ăn.

Cụ thể bát mì có yêu cầu giải phương trình được viết bằng những sợi mì trên chiếc thìa khiến nhiều người nghẹn họng. 

Chủ nhân bức hình cho biết: "Khi đứa bạn thân hỏi ăn gì để giỏi Toán. Khi bạn lười học toán mà cuộc đời bạn không cho phép. Và khi đã tìm ra được đáp án phải tìm bằng được con số đó để bỏ vào mồm".

Và ngoài những comment kiểu vui vui: "Ăn bát mì mà cũng không tha", "ăn mì cũng không yên", "cái bát này trông khó nuốt thật"... thì cũng có lời giải nghiêm túc khi khá nhiều người đã tìm ra là đáp số.

Các cụ vẫn bảo "trời đánh tránh miếng ăn" mà học trò thì "đánh" chẳng chừa bữa nào. Giải được Toán mới được ăn mì thì cũng đành cố nát óc mà nghĩ. Nhiều người nói vui đây là phương pháp học giỏi Toán hiệu quả. Bởi vì đang đói thì cũng phải cố hoặc ít nhất bạn sẽ dằn vặt vì sao không cố gắng mỗi ngày để đến lúc miếng ăn treo trước miệng mà có khi vẫn trượt thế này.

Học trò luôn là những người đầy đầu óc sáng tạo. Đến chuyện nghĩ ra nấu bát mì có phương trình Toán học thế này cũng làm được thì cũng chịu thôi.

Ở một mặt nào đó người ta sẽ nghĩ hẳn đây là 1 đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau học tập bằng những phương pháp xưa nay chưa ai có. 

Mặt khác đứng về góc độ ẩm thực thì bát mì bị trương lên thế kia khiến nhiều người lo lắng nó sẽ mất cả ngon. Cuối cùng tóm gọn lại là phương pháp này vừa thông minh vừa thiếu tính nhân văn hết mức.

Thú thực đời học sinh luôn mong 1 bát mì "có người lái", nhưng "lái" kiểu này thì thật khổ cho ai đó học dốt môn Toán quá đi. 

Theo Nhịp Sống Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.