Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ

Đầu thế kỷ XX, công chúng Mỹ đặc biệt bị mê hoặc bởi những bộ lạc thiểu số người Philippines nên người ta đã đưa họ tới sống trong công viên để “trưng bày”.

Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ
Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ

Năm 1905, người Mỹ đưa những bộ lạc người Philippines cùng toàn bộ nhà cửa và phương thức sống của họ tới Công viên Luna, đảo Coney, ở thành phố New York, Mỹ để phục vụ sự hiếu kỳ của công chúng. Người Mỹ thấy vui khi nhìn đồng loại gần như trần chuồng giữa một đô thị văn minh hàng đầu thế giới.

Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ

Trong cuốn sách mới được xuất bản, tác giả Claire Prentice đã đi tìm sự thật đằng sau cuộc hành trình tới Mỹ của bộ lạc Igorrote, Philippines. Những bức ảnh màu đen trắng lột tả toàn bộ cuộc sống của những người thổ dân.

Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ

Với người Mỹ, Igorrote là những thổ dân hiếu chiến. Họ thường phát động những cuộc tấn công vào nơi ở của đối phương. Mỗi hình xăm trên thân là dấu tích khi một nạn nhân bị sát hại. Sau mỗi cuộc chiến, họ thường mở tiệc nhiều ngày để ăn mừng chiến thắng.

Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ

Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược ở Philippines, quê hương của những người Igorrote. Những tập quán man rợ mà người Mỹ nghĩ về những thổ dân này là chiêu trò được tạo ra để hút khách của Truman Hunt, chủ khu “vườn thú người” trong công viên Luna.

Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ
Cách làm của Truman hiệu quả tới mực mọi người dân New York đều tới xem những bộ lạc ở "vườn thú người". Nó thu hút giới truyền thông, bao gồm các hãng thông tấn lớn, các nhà nhân chủng học và thậm chí cả Alice Roosevelt, con gái Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt.
Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ

Truman (giữa) là người đưa những thổ dân tới Mỹ và kiếm tiền từ họ nhưng lại đối xử với “cần câu cơm” của mình rất tệ bạc. Những hành vi của người đàn ông này bị phanh phui khi công việc làm ăn đang rất phát đạt. Truman tòa án bị buộc tội trộm cắp và lạm dụng cuối thập niên 1900.

Cuộc sống của bộ lạc bị coi như động vật giữa lòng nước Mỹ

Ở thế giới hiện đại, những vườn thú người là điều ghê tởm và không thể chấp nhận. Tuy nhiên, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chúng là loại hình giải trí phổ biến ở Mỹ, Anh, châu Âu và Nhật Bản. Chúng phổ biến nhất trong thời kỳ hưng thịnh của chủ nghĩa Đế quốc.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ