Cuộc đời quyền lực và giá đắt phải trả của hai cựu bộ trưởng

GD&TĐ - Các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông được dư luận đặc biệt chú ý trong “thương vụ bẩn” Mobifone mua cổ phần AVG. Vì mưu cầu cá nhân, những tư lệnh ngành này đã “bán mình”, phụ lòng tin của dân và phải trả trước sự nghiêm minh của pháp luật.

Ông Nguyễn Bắc Son
Ông Nguyễn Bắc Son

Trong cuộc đời của một con người, vị trí đạt được của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông) là kết quả của sự phấn đấu cá nhân. Nhưng cuối cùng hai con người này không thoát khỏi sự cám dỗ của vật chất, bước lạc lối vào con đường vi phạm pháp luật, phụ lòng tin của tổ chức Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Ở vị trí “thuyền trưởng” của Bộ Thông tin - Truyền thông, những người này hơn ai hết hiểu và hiểu rõ những gì được làm, những gì không được làm, những gì có lợi cho Nhà nước, cho nhân dân, những gì gây phương hại cho Nhà nước, cho nhân dân. Biết sai vẫn làm, biết sai mà không có tiếng nói, ý kiến phải đối, trình báo cơ quan cấp trên - đó là biểu hiện của sự suy thoái, mưu cầu.

Kết luận điều tra “thương vụ bẩn” mua cổ phần giữa Mobifone và AVG vừa được cơ quan bảo vệ pháp luật ban hành đã khiến người dân giật mình về những con số kim tiền qua lại giữa quan chức và doanh nghiệp trong một nhóm lợi ích.

Cụ thể, ông Nguyễn Bắc Son được xác định nhận 3 triệu USD (gần 70 tỉ đồng), Trương Minh Tuấn nhận 200.000 USD (hơn 4 tỉ đồng) từ ông chủ của AVG - Phạm Nhật Vũ sau khi “thúc đẩy” Mobifone mua 95% cổ phần AVG với cái giá “cắt cổ”.

Ngoài tội danh bị đề nghị truy tố: Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định tại Điều 220, khoản 4 - Bộ  luật Hình sự năm 2015 thì hai cựu “thuyền trưởng” của Bộ Thông tin - Truyền thông còn bị đề nghị truy tố tội danh Nhận hối lộ, theo quy định tại Điều 354, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nếu các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn bị VKS Nhân dân truy tố về tội danh Nhận hối lộ, theo quy định tại Điều 354, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015 ra trước tòa án thì mức hình phạt cao nhất mà họ phải đối mặt là án tử hình.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn luật sư Hà Nội cho biết: Theo Điều 354 BLHS năm 2015 thì nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác - tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

Khách thể của Tội nhận hối lộ là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; Làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; Làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Người nhận hối lộ là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ…

Chủ thể của Tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khoản 4, Điều 354 BLHS năm 2015 quy định: Phạm tội một trong các trường hợp: Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị 1 tỉ đồng trở  lên; Gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

“Như vậy, nếu bị truy tố ở Khoản 4, Điều 354 BLHS năm 2015 thì mức án mà các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn phải đối diện sẽ rất nặng” - luật sư phân tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...