Một ví dụ điển hình là trong Cuộc chiến tranh vệ quốc, chiếc xe tăng hiện đại hơn, hạng nặng hơn của Liên Xô “IS-2”, có những ưu thế đáng kể trước xe tăng “Tiger” của Đức đã không giành được thắng lợi trong trận chiến. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến kết quả trên?
Nguyên nhân về mặt kỹ thuật và đặc điểm của chúng
“IS-2” là chiếc xe tăng hạng nặng và hiện đại nhất của Liên Xô lúc bấy giờ, được đưa vào sản xuất loạt cuối năm 1943. Và được sản xuất tiếp đến tháng 6-1945. Trong vòng 1 năm rưỡi, Công nghiệp quốc phòng đã cung cấp cho Hồng quân Liên xô 3385 chiếc “IS-2” này. Và cũng vì thế, một số bộ phận của xe tăng ở các loạt sau này đã không kịp gửi ra chiến trường. Trong thời gian tham chiến, Hồng quân đã mất đi một lượng đáng kể xe quân sự, trong đó có xe tăng “IS-2”.
“IS-2” lúc bấy giờ là xe tăng phòng thủ mạnh nhất trong số các loại xe tăng hiện có của lực lượng Xô Viết. Ban đầu, mặt trước của xe tăng được chế tạo từ thép tấm dày 60, 100, 120mm. Còn ở các mặt bên là thép tấm dày 90 mm, và gầm là 60mm. Tháp pháo được bọc dưới lớp giáp tròn từ thép 100mm. Phía trên đầu cũng được bọc lớp bảo vệ. Tuy nhiên, ở một số chiếc, thay vì sử dụng thép tấm cán, người ta lại sử dụng thép đúc có cơ tính và độ bền kém hơn rất nhiều.
“IS-2” sử dụng động cơ Diezel 12 xi lanh có công suất 520 mã lực. Với trọng lượng khoảng 46 tấn, thì công suất riêng của nó khoảng 11 mã lực/tấn. Tốc độ di chuyển đạt khoảng 35-37 km/h, tốc độ quay tại chỗ 15km/h.
Theo kinh nghiệm chiến trường thì “IS-2” được lắp pháo D-25T với cỡ nóng 122mm, loại mà có thể tiêu diệt bất kỳ xe bọc thép nào của Đức.
Nếu sử dụng đạn đầu nhọn xuyên giáp loại BR-471 trên D-25T với khoảng cách 500m và góc tiếp xúc 90 độ thì nó có thể xuyên thủng thép dày 155mm, ở khoảng cách 1km, mức độ xuyên thép thấp hơn, vào khoảng 143mm, và ở khoảng cách 2km, mức xuyên giáp là 116mm.
Xe tăng được lắp 28 quả đạn riêng lẻ. Mỗi quả đạn BR-471 nặng khoảng 2,5kg. Vỏ đạn loại G-471 nặng từ 13,7-15,3kg phụ thuộc vào loại thuốc nổ được sử dụng. Tốc độ bắn khoảng 3 phát/phút.
Để điều khiển pháo, xe tăng “IS-2” sử dụng kính viễn vọng TS-17 và kính ngắm PT4-17 cùng các thiết bị phụ trợ.
Bên kia chiến tuyến, “Tiger” là chiếc xe tăng mạnh nhất của quân đội Đức. Loại xe tăng này được sản xuất loạt từ cuối mùa hè năm 1942 đến tháng 8 năm 1944. Tổng cộng có 1350 chiếc được sản xuất.
“Tiger” là một loại xe bọc thép rất mạnh. Mặt trước của “Tiger” được bọc các loại thép cán dày 100, 80 và 63mm. Mặt bên là thép tấm 80mm và gầm là 63mm. Mặt tháp pháo được bọc thép dày 100mm. Mặt bên và gầm tháp pháo là thép tấm 80mm.
Tùy vào phiên bản khác nhảu của “Tiger”, có thể sử dụng động cơ 12 xi lanh Maybach HL210P30 hoặc HL210P45 có công suất 700 mã lực. Khối lượng của “Tiger” vào khoảng 57 tấn, tốc độ di chuyển tối đa khoảng 44km/h, tốc độ quay tại chỗ 22-25km/h.
Quả đạn cỡ 88mm của Đức sản xuất có tổng chiều dài 1150mm và nặng 21kg. “Tiger” có thể chứa không ít hơn 90 quả đạn, và có thể cải tiến lên thành 120 quả. Tốc độ bắn khoảng 6-8 phát/phút.
Ưu và nhược điểm “IS-2” và “Tiger”
Có thể dễ dàng thấy rằng “IS-2” và “Tiger” không có nhiều khác biệt về tính cơ động và khả năng di chuyển. Sự khác biệt nằm chủ yếu ở vỏ bọc và vũ khí được trang bị.
Đánh giá trên lý thuyết, thì xe tăng “IS-2” của Liên xô có ưu thế hơn về kết cấu vỏ bọc so với “Tiger” của Đức. Sử dụng thép dày hơn, và sử dụng kết cấu nghiêng ưu điểm so với kết cấu vuông hình hộp của “Tiger”.
Đánh giá khả năng bảo về của tháp pháo thì “Tiger” và “IS-2” được đánh giá ngang nhau.
Tuy nhiên khả năng bảo vệ này còn phụ thuộc rất nhiều vào vũ khí sử dụng của đối phương.
Mặt đầu của “IS-2” sử dụng thép tấm dày 195-240mm, có thể nói rất khó để các loại đạn của “Tiger” có thể xuyên thủng ở khoảng cách hợp lý. Còn đạn PR-471 của Nga về mặt lý thuyết có thể xuyên thủng bất kì vị trí nào của “Tiger” ở khoảng cách không dưới 1km.
Về vũ khí trang bị thì tốc độ bắn của “Tiger” cao hơn với cỡ đạn bé hơn. Phát bắn thứ 2 của “Tiger” sẽ nhanh hơn và có độ chính xác cao. Tuy nhiên để phát bắn thứ 2 hiệu quả và có thể phá hủy “IS-2” của Liên Xô, khoảng cách giữ 2 xe tăng phải đủ gần. Với tốc độ di chuyển và tốc độ quay lớn hơn, “Tiger” có thể nhanh chóng di chuyển đến vị trí có lợi, đây là một ưu điểm của “Tiger”.
Dựa trên đánh giá lý thuyết, “IS-2” được đánh giá có phần ưu thế hơn so với “Tiger”.
Đối đầu trên chiến trường
Đã không ít lần “IS-2” và “Tiger” gặp nhau trên chiến trường vào mùa xuân năm 1944. Tuy nhiên các trận đánh không diễn ra thường xuyên, vì nó còn phụ thuộc vào chiến thuật của 2 bên.
Cuộc gặp mặt đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1944 ở vùng Tepnopol. Không thể đánh giá bên nào đã giành thắng lợi, nhưng cả 2 đều gây ra thiệt hại nặng cho đối phương.
Các cuộc đối đầu ở cự ly gần. Nhờ vào tính cơ động và tốc độ bắn nhanh, xe tăng Đức có phần chiếm ưu thế hơn.
Tuy nhiên trong bối cảnh sống còn, xe tăng hai bên luôn tìm cách khai thác triệt để ưu thế của mình và hạn chế ưu thế của đối thủ. Và xe tăng Liên Xô đã cố gắng không để cho “Tiger” tiếp cận quá gần, nhưng cũng đôi lúc lại đã ở quá gần đối thủ.
“IS-2” do một số nhược điểm và công nghệ có thể không bằng đối thủ nên đã mất một số lượng lớn tại chiến trường. Tuy nhiên với ưu thế về mặt số lượng, hơn 3400 chiếc so với 1350 chiếc “Tiger” trên mặt trận này, “IS-2” đã chặn đứng các cuộc tấn công của Đức. Góp phần vào thắng lợi của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.