Tất cả vì học sinh
Qua 2 ngày tổ chức thi cho thấy Kỳ thi được học sinh mong đợi và đã thành công tốt đẹp, thưa ông?
Trong cả một giai đoạn đổi mới giáo dục, ở các nhà trường đổi đều hướng tới quyền lợi của người học là cao nhất. Người học là trung tâm của quá trình dạy học thì việc tổ chức kỳ thi cũng không phải là ngoại lệ. Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, là thực hiện quyền lợi của học sinh. Nó thể hiện ở nhiều mặt.
Thứ nhất là thay đổi phương thức thi thay vì việc các em tập trung về các thành phố lớn như như trước đây, thì nay các em có thể thi trung học ngay tại địa phương. Đây là cố gắng rất lớn trước hết là của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương tạo thuận lợi cho các em với mục đích tổ chức kỳ thi giảm áp lực gọn nhẹ giảm tốn kém cho phụ huynh và thí sinh
Thứ hai nữa là chúng ta thay đổi phương thức thi từ thi nhiều môn kéo dài trong nhiều ngày đến giờ chúng ta thi với hình thức như hiện nay đã rút ngắn được thời gian thi cho các em.
Thứ ba là đã thành truyền thống trong mỗi kỳ thi, các tổ chức xã hội đoàn thể các cơ quan đều có những giải pháp cụ thể hỗ trợ các em với mục đích không để một học sinh nào vì bất kỳ điều kiện gì mà không thể dự thi.
Quyền lợi được bảo đảm
Cho dù thi trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Kỳ thi đã đảm bảo được đầy đù quyền lợi cho thí sinh?
Đối với kỳ thi năm 2020 và 2021 đều được tổ chức trong thời điểm dịch Covid-19. Để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho thí sinh, chúng ta phải tổ chức kỳ thi thành nhiều đợt. Quyền ở đây không những chỉ bảo đảm là quyền được dự thi theo nguyện vọng của mình được quy định theo luật mà nó còn liên quan đến việc quyền lợi của các em trong xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.
Chúng ta phải tổ chức nhiều hơn một đợt thi nhưng Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng để đảm bảo quyền lợi tối đa nhất cho các em học sinh dự thi cũng như xét tuyển vào các trường đại học. Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các địa phương tiếp tục tổ chức đợt thi thứ hai nghiêm túc, công bằng giống như đợt một bảo đảm quyền lợi của thí sinh của hai đợt thi không khác nhau. Bộ cũng sẽ chỉ đạo các trường ĐH, CĐ điều chỉnh thời gian tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Đề thi giữa các đợt thi cũng được Bộ GD&ĐT lên phương án từ trước để đảm bảo đề thi giữa các đợt thi khác nhau có tương đồng về độ khó, đây cũng là một nét rất cụ thể để đảm bảo quyền lợi của các em trong kỳ thi này.
Ý nghĩa lớn
Xã hội và dặc biệt các phụ huynh đều đánh giá cao thành công của kỳ thi. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
Mặc dù trong thời điểm khó khăn của dịch Covid-19 nhưng với nỗ lực rất lớn của các địa phương, các thầy cô giáo và cả xã hội đã tạo một môi trường thi an toàn nhất có thể cho các em, điều này thể hiện trách nhiệm rất lớn. Cả 63 tỉnh, thành phố đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao. Điều này cho thấy việc giao quyền cho các địa phương là chủ trương đúng, các địa phương đều sẵn sàng và có đủ năng lực trách nhiệm và nguồn lực để tổ chức kỳ thi.
Kỳ thi năm nay trước diễn biến có điểm thi phát hiện trường hợp F0 trong lúc thi, lập tức đã có phương án triển khai đảm bảo sức khỏe cho thí sinh, cán bộ làm thi, đồng thời vẫn tổ chức kỳ thi theo kế hoạch bảo đảm nghiêm túc an toàn. Đây là kết quả của sự chủ động của các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch tổng thể của kỳ thi trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Kết thúc thì mới là một khâu, còn kết quả thành công của kỳ thi còn phụ thuộc vào giai đoạn sau, đặc biệt là khâu chấm thi.
Đề cao tinh thần trách nhiệm
Trước mắt còn một khâu quan trọng nữa là chấm thi, ông có gửi gắm gì tới các hội đồng thi và những cán bộ, GV trực tiếp làm công tác này?
Tôi lưu ý các hội đồng thi sau ngày hôm nay kết thúc coi thi đề nghị các địa phương triển khai ngay các khâu liên quan đến chấm thi. Cần đặc biệt lưu ý việc vận chuyển lưu trữ bài thi phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, không xảy ra bất kỳ một sơ suất sai sót nào trong bảo quản bài thi.
Rà soát một lần nữa và đưa vào vận hành công tác chấm thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm bảo đảm đúng quy định của quy chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Việc chám thi tự luận và bài thì trắc nghiệm - thứ nhất là bảo đảm tiến độ, thứ hai là bảo đảm chính xác tuyệt đối, không để xảy ra gian lận thi.
Đây là yêu cầu rất cao đối với các địa phương, chúng ta làm được nhiều năm nay thì năm nay chúng ta cần phải coi trọng và khâu nữa sau khi hoàn thành công tác thi đề nghị các hội đồng thi chuẩn bị chuẩn hóa dữ liệu, chuẩn bị cơ sở vật chất để công bố kết quả thi theo lịch quy định
Trong mọi khâu của kỳ thi đều tiềm ẩn rủi ro nếu chúng ta chủ quan lơ là thực hiện sai quy trình. Thế nên tất cả cán bộ tham gia công tác thi, từ cán bộ chấm thi đến cán bộ phục vụ các bên liên quan đều phải rõ việc mình làm, phạm vi mình làm đến đâu, mình làm việc gì. Trong khi tiến hành công việc được phân công thì phải hiểu rõ những quy định có trong quy chế, tiến hành ra làm sao, các bước như thế nào, phải thực hiện đúng quy trình.
Việc chấm thi có sự phối hợp giữa nhiều bên từ hội đồng ban thư ký tới những người trực tiếp và những người làm công tác bảo vệ an ninh bên ngoài, tất cả những khâu này phải phối hợp rất kỹ, các hội đồng thi phải thực hiện nghiêm túc quy trình với tinh thần trách nhiệm cao nhất.