Cụ Mơ đáng để chúng ta học tập!

GD&TĐ - Những ngày qua, một clip gây bão mạng được tài khoản Facebook có tên Trần Thủy ghi lại câu chuyện của một cụ bà 83 tuổi ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) lên UBND xã xin thoát nghèo.

Cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã lên UBND xã đề nghị được thoát nghèo.
Cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã lên UBND xã đề nghị được thoát nghèo.

Ngay khi clip được đăng tải đã nhận được rất nhiều lượt chia sẻ. Cụ Đỗ Thị Mơ nói rằng: “Bà già ở một mình thoải mái, thích ăn gì thì ăn, thích tiêu gì thì tiêu, đất rộng mấy sào, nghèo là nghèo răng? Tôi có 11 người con, mà nói không nơi nương tựa, nói thế không khác gì bêu con. Tôi có rất nhiều chỗ nương tựa, nhưng tôi chưa phải nương tựa đến. Tôi xin phép ủy ban cho tôi trả lại sổ hộ nghèo. Tôi xin thoát nghèo”.

Hành động của cụ mơ khiến cho nhiều người khâm phục về lương tâm và trách nhiệm của Cụ, kiên quyền từ chối chính sách hỗ trợ của nhà nước nếu nó không thuộc về mình.

Có thể nói, trong những năm qua, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo cho người dân được quan tâm, triển khai sâu rộng, làm cho đời sống của người nghèo được nâng lên rõ rệt, từ đó chuyển biến mọi mặt về đời sống kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Bên cạnh những thành tựu quan trọng về xóa đói giảm nghèo thì chính sách này vẫn bị lợi dụng, biến tướng, phát sinh tiêu cực như: Tình trạng một bộ phận người dân khi được bình xét hộ nghèo thì không chịu làm ăn mà trông chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nước như không có nhà thì được nhà nước hỗ trợ xây nhà ở; thiếu lương thực thì được cấp; khám chữa bệnh không phải mất tiền và hỗ trợ tiền điện hàng tháng,..., do đó, nhiều hộ nghèo không muốn lao động, vươn lên trong cuộc sống mà cứ “thích” nghèo.

Nhiều nơi, cán bộ, chính quyền địa phương đặc quyền, đặc lợi, can thiệp trong việc bình xét hộ nghèo theo kiểu ban phát, thậm chí đưa người thân vào diện hộ nghèo để trục lợi chính sách. Nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách nhân văn của Nhà nước; tỷ lệ hộ nghèo năm sau cao hơn năm trước, gây ra nhiều hệ lụy và gánh nặng cho ngân sách, đồng thời, đời sống của hộ nghèo sẽ tiếp tục sa sút, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Việc bình xét hộ nghèo và các chính sách hỗ trợ người nghèo cần phải có sự thay đổi để nâng cao nhận thức của người dân. Hưởng chính sách hộ nghèo là để vươn lên thoát nghèo chứ không được hưởng liên tục như hiện nay.

Chính sách về hộ nghèo không chỉ giải quyết những khó khăn trước măt của người dân mà phải hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế. Nếu hộ gia đình được hưởng chính sách hộ nghèo nhưng không vươn lên mà trông chờ, ỷ lại thì phải loại ra khỏi danh sách hộ nghèo. Mặt khác, chính quyền địa phương, đặc biệt là UBND cấp xã cần tuyên truyền, vận động để người dân tăng gia sản xuất, không có hành vi lợi dụng chính sách hộ nghèo như hiện nay.

Thiết nghĩ, cụ Mơ xin được thoát nghèo và trả lại Sổ hộ nghèo là tấm gương sáng, đã giáo dục cho nhiều người về lòng tự trọng, không muốn lợi dụng chính sách của nhà nước, qua đó, góp phần san sẻ, nhường suất hộ nghèo cho người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Và, cụ Mơ đáng để chúng ta phải học tập!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.