Một khi bệnh đã trở nặng thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và tốn nhiều tiền hơn so với bình thường. Chính vì vậy, việc kiểm tra và phát hiện sớm là điều quan trọng hàng đầu, quyết định sức khỏe về sau của bạn.
Theo tờ QQ, nếu mắc phải 1 trong 4 dấu hiệu này thôi thì ắt hẳn lipid trong máu đang tăng vọt, cần phải khám ngay:
1. Tức ngực và mệt mỏi
Tăng mỡ máu sẽ làm cholesterol và triglyceride trong máu tăng lên, khiến việc lưu thông máu bị chặn lại. Khi lượng máu cung cấp đến các phần cơ thể không đủ, cảm giác tức ngực và mệt mỏi sẽ xuất hiện mặc dù bạn không làm việc gì quá sức cả.
Ngoài ra nó còn làm bạn khó thở, hụt hơi, nghẹt mũi rồi dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
2. Thay đổi bất thường trên mí mắt
Nếu một hôm thức giấc, bạn chợt thấy một khối u màu vàng trong mí mắt thì ắt hẳn lipid trong máu đang bất ổn. Theo đó, khi nồng độ lipid trong máu tăng lên sẽ làm chặn quá trình lưu thông máu.
Ngoài ra, nếu nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong máu tăng sẽ khiến lưu lượng máu quanh mắt bị nghẽn, dẫn đến hình thành khối u màu vàng cục bộ. Vậy nên, nếu bạn đang mắc phải cục u này thì cần phải điều chỉnh lại lượng lipid trong máu càng sớm càng tốt.
3. Tê tay chân
Những người mắc chứng tăng lipid máu đều có chung một dấu hiệu, đó chính là tay chân như tê dại đi. Cũng như các dấu hiệu trên, lipid trong máu cao sẽ cản trở quá trình lưu thông máu. Cuối cùng dẫn đến việc các bộ phận cơ thể khác không đủ lượng máu cần thiết như người bình thường, nhất là ở tay và chân nếu thiếu máu sẽ bị tê nghiêm trọng.
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lượng lipid trong máu. Nếu ở mức cao, cần phải mất thời gian để đưa trạng thái lưu thông máu của cơ thể về bình thường. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên giảm độ nhớt của máu để hỗ trợ cho việc lưu thông máu hiệu quả hơn.
4. Đau đầu, chóng mặt
Làm thế nào để kiểm soát mỡ máu?
Từ thực tế cho hay, mỡ máu cao luôn diễn biến một cách lặng lẽ nên khi bắt đầu phát bệnh thì đã chuyển sang giai đoạn nặng. Do vậy ngoài việc điều trị, mỗi người trong chúng ta cũng nên trang bị kiến thức để phòng ngừa và bảo vệ bản thân, từ đó nắm rõ bệnh để hỗ trợ kịp thời cho người thân xung quanh ta:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều rau xanh, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và nhiều cholesterol.
- Tập thể dục đều đặn.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.
- Duy trì cân nặng ổn định và không quá béo phì.