CSR và câu chuyện về sự đồng lòng: Chìa khóa thoát ra khỏi đại dịch bền vững

GD&TĐ - Sự đồng lòng thực thi trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, sự đoàn kết toàn dân trong chính sách phòng chống dịch bệnh Covid của Chính phủ sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam thoát khỏi đại dịch.

CSR và câu chuyện về sự đồng lòng: Chìa khóa thoát ra khỏi đại dịch bền vững

Hội thảo “Tạo xu hướng, dẫn dắt thay đổi - Dấu ấn doanh nghiệp trách nhiệm trong đại dịch Covid-19” do Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) mới đây nhân định: Trong đại dịch Covid-19, sự an toàn hay phát triển của mỗi cá nhân gắn chặt với sự an toàn của cả cộng đồng; trách nhiệm của cộng đồng và sự đoàn kết đã được kích hoạt.

Cập nhật đến ngày 26/11/2021, Việt Nam đã ở nhóm các quốc gia có độ phủ vaccine phòng Covid-19 đạt mức tương đối cao: 69%. Một kết quả ấn tượng từ quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ các tổ chức, doanh nghiệp cùng sự đồng lòng của người dân.

Ngay khi đại dịch Covid-19xảy ra, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chung tay, dành những nguồn lực lớn để đồng hành cùng Chính phủ hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội. Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã đóng vai trò tích cực, khi miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng khoảng 27.000 tỷ đồng, tính lũy kế từ 23/01/2020 đến cuối tháng 9/2021. Cùng với đó, các TCTD đang liên tục triển khai các chính sách, chương trình đồng hành cùng cộng đồng và khách hàng vượt qua khó khăn bởi đại dịch.

Techcombank là một trong những ngân hàng tiên phong trong hoạt động trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 11,5 nghìn tỷ đồng dư nợ đã được ngân hàng tái cấu trúc cho khách hàng. Ngân hàng cũng đồng thời hỗ trợ khách hàng thông qua giảm lãi suất lên tới 600 tỷ đồng trong năm 2021. Để giúp đỡ các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, chỉ trong 8 tháng, Techcombank đã đóng góp gần 425 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như ủng hộ quỹ vắc-xin, trang thiết bị y tế, đóng góp xây dựng bệnh viện điều trị Covid-19 cũng như hỗ trợ trực tiếp tới các bệnh nhân và gia đình của họ. Tức trung bình, tính từ tháng 2 đến tháng 10/2021, ngân hàng này dành tới hơn 50 tỷ đồng mỗi tháng cho hoạt động này. 

“Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài và kinh tế bị gián đoạn, trọng tâm hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo cho cán bộ nhân viên được an toàn, hỗ trợ khách hàng và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tiếp tục đẩy nhanh các giải pháp số hóa và từ xa để tiếp tục cung cấp dịch vụ an toàn, hiệu quả nhất có thể. Chúng tôi tin rằng với nỗ lực đẩy mạnh tiêm chủng tại Việt Nam, thời điểm khó khăn nhất đã qua đi và Việt Nam sẽ sớm vượt qua đại dịch” - Tổng Giám đốc Techcombank, ông Jens Lottner, cho hay.

Cũng theo đại diện ngân hàng này, trách nhiệm xã hội không chỉ ở các nguồn lực hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, mà còn ở việc xây dựng và cung cấp những giải pháp tài chính, dịch vụ tối ưu như “chìa khóa” cho khách hàng mở ra các hướng xử lý, thích nghi, giảm thiểu những tác động bất lợi từ đại dịch. Đây cũng là cơ sở để Techcombank được Euromoney trao giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2018, 2021, và liên tiếp đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2021” và “Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam 2021” do khách hàng bình chọn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.