Covid-19 tăng tốc mạnh trên toàn cầu, mỗi ngày có hơn 540.000 ca mắc mới

GD&TĐ - Theo thống kê của hãng tin Reuters, số ca mắc Covid-19 toàn cầu đã vượt quá 50 triệu và làn sóng lây nhiễm thứ 2 trong 30 ngày qua chiếm ¼ tổng số ca mắc trên thế giới.

Xét nghid Covid-19 ở Tây Ban Nha.
Xét nghid Covid-19 ở Tây Ban Nha.

Tính đến nay, tháng 10 là tháng tồi tệ nhất trong đại dịch với việc Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên báo cáo hơn 100.000 ca mắc hàng ngày. Bên cạnh đó, dịch bùng phát ở châu Âu cũng góp phần kiến số ca mắc toàn cầu tăng mạnh.

Mức trung bình 7 ngày mới nhất cho thấy số ca lây nhiễm toàn cầu trong ngày đã tăng lên hơn 540.000 ca. Hơn 1,25 triệu người đã chết vì virus xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái này.

Sự tăng tốc gần đây của đại dịch rất dữ dội. Phải mất 32 ngày để có số ca lây nhiễm tăng từ 30 đến 40 triệu nhưng chỉ mất 21 ngày để tăng thêm 10 triệu ca nữa.

Châu Âu, nơi có khoảng 12 triệu ca nhiễm, là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vượt qua Mỹ Latinh. Châu Âu chiếm 24% số ca tử vong do Covid-19. Theo phân tích của Reuters, khu vực này đang ghi nhận khoảng 1 triệu ca lây nhiễm mới sau khoảng 3 ngày.

Pháp đang ghi nhận 54.440 ca mắc mỗi ngày trên trung bình 7 ngày, cao hơn so với Ấn Độ - quốc gia có số dân đông hơn nhiều.

Làn sóng lây nhiễm thứ 2 toàn cầu đang thách thức các hệ thống chăm sóc y tế khắp châu Âu, khiến Đức, Pháp và Anh phải ra lệnh cho nhiều công dân ở trong nhà.

Đan Mạch đã phải áp đặt lệnh phong tỏa mới tại một số khu vực phía bắc, ra lệnh tiêu hủy 17 triệu con chồn sau khi một đột biến virus corona được tìm thấy trong động vật này đã lan sang người.

Mỹ có số ca mắc chiếm 20% số ca toàn cầu và đang đối mặt với làn sóng dịch tồi tệ nhất. Riêng thứ 7 vừa qua, nước này có hơn 130.000 ca mới.

Tại châu Á, Ấn Độ có số ca mắc Covid-19 cao thứ 2 thế giới nhưng mức độ gia tăng đã chậm lại từ tháng 9, mặc dù bắt đầu vào mùa lễ hội Hindu. Tổng số ca mắc ở Ấn Độ đã vượt quá 8,5 triệu ca vào cuối tuần trước và số ca mới hàng ngày là 46.200 ca – theo dữ liệu của Reuters.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ