Công khai ngân sách: Bước tiến dài đến sự minh bạch

GD&TĐ - Theo Thông tư số 61/2017 của Bộ Tài chính từ ngày 1/8, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm công khai dự toán, quyết toán cho đơn vị dự toán cấp trên.

(Ảnh minh họa, theo daibieunhandan.vn)
(Ảnh minh họa, theo daibieunhandan.vn)

Việc công khai dự toán ngân sách có thể được thực hiện bằng một số hình thức như công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các báo, đài hoặc đưa lên trang thông tin điện tử.

Đặc biệt thông tư còn quy định, đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, thực hiện việc công khai ngân sách nhà nước của cấp dưới trực tiếp.

Đối với hoạt động quản lý nhà nước thì việc công khai, minh bạch trong chi tiêu tài chính, ngân sách là rất quan trọng. Thực tế trên thế giới có nhiều Chính phủ sụp đổ hoặc bị giải tán, chỉ vì không thông qua được chi tiêu ngân sách. Đây là thước đo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền dân chủ, tiến bộ của quốc gia đó.

Ở nước ta, trước đây việc công khai tài chính được quy định ở một số văn bản pháp luật như Luật ngân sách nhà nước, Luật phòng, chống tham nhũng… Tuy nhiên, do chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nên việc công khai ngân sách chưa được thực hiện nghiêm túc, thậm chí đối phó, hình thức.

Hầu hết các cơ quan chỉ thực hiện việc công khai các khoản chi tiêu theo dự toán kinh phí không kèm theo bất cứ lời giải thích, chi tiết về các khoản chi tiêu như chi cho ai, làm việc gì, thời gian nào... Vì vậy, có thể nói với quy định này, việc công khai ngân sách đã có bước tiến khá dài hướng đến nền hành chính công khai, minh bạch, vì dân một cách toàn diện.

Hiện nay, chúng ta đang ra sức nỗ lực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhưng đạt kết quả thấp. Trong đó, có nguyên nhân việc cấp, quản lý, sử dụng, chi tiêu ngân sách của một số cơ quan nhà nước còn mập mờ, thiếu minh bạch. Điều này đã tạo kẻ hở cho những người có chức, có quyền trong quản lý ngân sách nhưng thoái hóa biến chất có điều kiện, cơ hội để thực hiện hành vi chiếm đoạt, lãng phí.

Theo chúng tôi để việc công khai ngân sách được hiệu quả cần quy định việc niêm yết công khai phải chi tiết, cụ thể về thu, chi, mục đích chi… Đặc biệt, không hạn chế thời gian niêm yết trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để cán bộ, công chức, người dân có cơ sở giám sát, đối chiếu, so sánh giữa các quý, các năm...

Qua đó, người dân sẽ biết được tiền nộp thuế của mình được chi tiêu như thế nào, cơ quan nào sử dụng nhiều ngân sách và việc chi tiêu có đúng mục đích không? Như vậy, sẽ góp phần hạn chế, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đang diễn biến phức tạp hiện nay.                                                      

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.