Cộng đồng chung tay cải thiện cơ sở vật chất trường học

GD&TĐ - Ngoài ngân sách Nhà nước, nguồn lực từ cộng đồng xã hội cũng góp phần thiết thực trong việc cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất cho các nhà trường.

Trường THCS Hải Xuân có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và không gian sư phạm xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Trường THCS Hải Xuân có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và không gian sư phạm xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Vai trò đồng hành của cộng đồng

Cơ sở vật chất trường học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là đặc biệt quan trọng; gắn liền với nhiệm vụ chính trị của địa phương nhằm xây dựng "nông thôn mới kiểu mẫu”.

Công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD) nếu làm tốt sẽ giúp việc xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục sẽ có nhiều thuận lợi và ngược lại. Điều đó luôn phù hợp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” mà Đảng và Nhà nước, nhân dân ta cũng như ngành Giáo dục đang thực hiện từ nhiều năm nay.

xuan 6.jpg
Khu vườn cây ăn quả tại Trường THCS Hải Xuân đã được giáo viên cùng phụ huynh học sinh dọn dẹp sạch sẽ.

Thầy Nguyễn Hải Sơn - Hiệu trưởng Trường THCS Hải Xuân (Hải Hậu, Nam Định) cho hay, nhờ sự đồng thuận của phụ huynh, sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm, cựu học sinh, doanh nghiệp; sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhà trường đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Nhờ làm tốt công tác XHHGD, cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng thay đổi. Hệ thống các phòng chức năng, phòng làm việc, phòng bộ môn đảm bảo. Tất cả phòng học đều có tivi thông minh; phòng chức năng được trang bị đầy đủ máy chiếu, máy tính, bảng tương tác, cảnh quan xanh sạch đẹp, hệ thống nước sạch đến từng lớp học.

xuan 8.jpg
Những ngày hè vừa qua, tại Trường THCS Hải Xuân đã lắp đặt hệ thống bể bơi thông minh để dạy bơi cho học sinh.

Trường có nhà đa năng, bể bơi di động cho học sinh tập bơi dịp hè. Đây cũng là trường đầu tiên của huyện Hải Hậu có sân cỏ nhân tạo, có . Nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng, nhà trường đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

Để trường có được không gian thân thiện là nhờ sự đồng hành của Hội Cha mẹ học sinh toàn trường. Ngoài ủng hộ về cơ sở vật chất, từ tháng 8/2023 đến nay, các bậc phụ huynh đã tham gia ủng hộ 265 ngày công lao động dọn vệ sinh trường lớp, dọn khu sân chơi bãi tập, đổ đất tạo lập vườn cây ăn quả, san lấp mặt bằng sân cỏ nhân tạo.

Ngoài nguồn ngân sách từ UBND xã Hải Xuân, nhiều cá nhân hàng năm thường xuyên ủng hộ tiền mặt để tặng cho những học sinh nghèo vượt khó của trường, trong đó có ông Đặng Tư Thuận, một người con quê hương xã Hải Xuân mỗi năm vào dịp tổng kết năm học đều tặng 35.000.000 đồng mua sách giáo khoa tặng học sinh...

Những bài học kinh nghiệm

xuan 1.jpg
Các em học sinh Trường THCS Hải Xuân (Hải Hậu, Nam Định) tới trường chuẩn bị cho năm học mới 2024-2025.

Từ thực tế đó, thầy Nguyễn Hải Sơn - Hiệu trưởng Trường THCS Hải Xuân đưa ra một số bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả công tác XHHGD.

Trong đó có tăng cường tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin về XHHGD để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao của người dân. Sự đồng thuận của phụ huynh, các đoàn thể, tổ chức tôn giáo và chính quyền địa phương là động lực to lớn để nhà trường thực hiện thành công công tác XHHGD.

Bám sát văn bản chỉ đạo cấp trên, xây dựng Kế hoạch xã hội hóa cho nhà trường trước khi triển khai thực hiện. Nhà trường đã chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình xã hội hóa phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, tập thể, cá nhân có tấm lòng quan tâm ủng hộ nhà trường về vật chất, tinh thần.

xuan 4.jpg
Sân bóng nhân tạo tại Trường THCS Hải Xuân vừa hoàn thành và sẵn sàng đưa vào sử dụng trong năm học 2024-2025.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc huy động các nguồn lực, tuân thủ mục tiêu hoạt động đã được quy định. Chủ động huy động nguồn lực từ phía nhân dân địa phương, cựu học sinh của nhà trường có điều kiện đóng góp xây dựng cho Giáo dục quê hương.

Nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng đội ngũ giáo viên tâm huyết, sáng tạo. Các thầy cô không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn rất tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, sáng tạo chấp hành các quy định của pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ để củng cố chất lượng dạy học, tạo niềm tin vững chắc cho phụ huynh và học sinh.

Công khai minh bạch tất cả các nguồn lực xã hội hóa, sử dụng đúng mục tiêu, mục đích đề ra. Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội... Mục tiêu nhằm tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển của nhà trường, hỗ trợ kinh phí cho nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.