Công diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”

Công diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”

Vở nhạc kịch“Cô gái và chiếc xe máy” do Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng kể câu chuyện khởi nghiệp của các bạn trẻ được bắt đầu từ những khát khao, ước mơ, đam mê, hoài bão...

Nối tiếp đó là những thành công và cả biết bao thất bại đến từ sự lựa chọn của chính mỗi người.

Cũng từ đây, khán giả được thấy một xã hội thu nhỏ với những chao chát, những đắng cay của những phận người éo le, nhiều khi còn bị rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã.

Vở nhạc kịch "Cô gái và chiếc xe máy" kể câu chuyện lập nghiệp của người trẻ hôm nay.
Vở nhạc kịch "Cô gái và chiếc xe máy" kể câu chuyện lập nghiệp của người trẻ hôm nay. 

Vì thế, “Cô gái và chiếc xe máy” không thiếu những câu chuyện về vay nợ, xã hội đen, hiểu lầm, sa ngã... để rồi bao trùm lên đó vẫn là tình yêu.

Được biết, kịch bản “Cô gái và chiếc xe máy” được nhà báo Lee San (Hàn Quốc) chắp bút khi có 10 năm sống ở Việt Nam.

Từ kịch bản này, đạo diễn, NSƯT Hoàng Lâm Tùng đã kể cho khán giả nghe về “Cô gái và chiếc xe máy” bằng một phong cách mới lạ, trẻ trung, hấp dẫn.

Nhiều mảng tối của xã hội được tái hiện trong vở nhạc kịch "Cô gái và chiếc xe máy".
Nhiều mảng tối của xã hội được tái hiện trong vở nhạc kịch "Cô gái và chiếc xe máy".
Hóa thân vào những chàng trai, cô gái là các nghệ sĩ trẻ, của nhà hát như Ngô Thu Thuận, Hồng Phúc, Trịnh Khánh Linh, Tống Minh Tùng...

Vì là một vở nhạc kịch nên các nghệ sĩ không chỉ phải thể hiện tốt tâm lý nhân vật mà còn phải ca hát và nhảy múa thành thục.

Các vũ công, nhạc công Hàn Quốc, trong đó của nghệ sĩ guitar Paul Yang, cũng tham gia vào vở nhạc kịch này.

Đây là món quà mà Nhà hát Kịch Việt Nam và Acsan Theater Company của Hàn Quốc muốn dành tặng khán giả yêu sân khấu nhân mùa xuân mới 2020.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.