"Cõng chữ lên non" - tấm lòng người thầy vùng cao qua nét nhạc

Không cần thủ pháp âm nhạc cao siêu, bài hát về cô giáo miền cao của nhạc sĩ Quỳnh Hợp mang đến những rung động thực của tâm hồn.

"Cõng chữ lên non" - tấm lòng người thầy vùng cao qua nét nhạc

Bạn thân mến, bạn từng lên miền Tây Bắc Việt Bắc hay những vùng biên cương xa xôi của Tổ Quốc lần nào chưa? Bạn sẽ thấy non sông ta đẹp và hùng vĩ ngần nào.

Tôi cũng như bạn, từng nhiều lần nghe những bài hát về vùng cao, về núi rừng biên cương và lần nào cũng thấy xốn xang tiếng khèn, tiếng rừng, tiếng suối, tiếng chim rừng. Nhưng, hãy một lần ta đặt chân lên những vùng đất ấy sẽ thấy thương mến, trân trọng con người sống ở nơi đây, và càng trân trọng những người vì nơi đây mà cống hiến tuổi trẻ và sức lực của mình.

Cụm từ "Cõng chữ lên non" không xa lạ trong sách vở. Nhưng lên vùng cao thì mới thấy, những người lên núi, xuống bản tìm đến học trò, dạy được một chữ cho các em thì thật là công lao như núi.

Lớp học vùng cao tỉnh Hà Giang.

Lớp học vùng cao tỉnh Hà Giang.

"Cõng chữ" tưởng cũng chưa đủ với các thày cô đi bộ hàng ngày đường đến với trò. Vác chữ, khiêng chữ mới đúng. Những thày giáo, cô giáo vùng cao sao mà vất vả, sao mà hy sinh lớn lao thế.

Trong bài hát Cõng chữ lên non của nhạc sĩ Quỳnh Hợp (phổ thơ Phan Thành Minh), dường như người nghe cảm nhận chị đang nhẩn nha kể chuyện cô giáo vùng cao. Sự quý yêu của nhạc sĩ với thày cô giáo trên non cao ấy đạt đến mức dung dị được chắt lọc từ sự ngợi ca tuyệt đối.

Ca khúc chỉ có 18 ô nhịp. Lời thơ không chút gì lên gân, nó thật đến nỗi nó đương nhiên phải có như thế. Ấy vậy mà nghe cứ rưng rưng, muốn được nắm lấy tay cô giáo mà cám ơn, muốn được chiêm ngưỡng những thầy cô giáo hóa thân thành người của núi của rừng.

Bài hát thủ thỉ như lời người vừa đi đường vừa kể chuyện. Chuyện nhẹ đến nỗi cơn mưa cũng chỉ như hôn rừng, suối chảy miên man trong mưa cũng như những cánh tay ôm lấy rừng đó thôi. Con đường "cõng chữ" là con đường đem yêu thương về núi. Cô giáo vùng cao làm cái việc vô cùng vất vả mà hàng triệu người miền xuôi e sợ ấy thật đơn giản nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như mùa xuân lấp ló.

Thơ và nhạc k diệu đến mức chỉ một dòng “mùa xuân vừa lấp ló” đã thấy đủ để hiểu nỗi khiêm nhường trân trọng nghề của mình thế nào. Mùa xuân với các thày cô giáo trên biên cương không náo nức rộn rực không hừng hực phơi phới mà chân thành, hiện thực với đời sống người trò.

Lời kể chuyện của cô giáo vùng cao qua nét nhạc Quỳnh Hợp khiến người nghe cảm động. Chả cần nhiều lời, chả cần thủ pháp âm nhạc gì cao siêu chỉ cần rung động thực của tâm hồn.

Bạn thân mến, nếu một lần lên với miền biên ải xa xôi, ta gặp những thầy cô giáo đang lăn lộn với cuộc sống khó khăn thường ngày, vượt qua sự khốn khổ ấy để yêu thương học trò ta sẽ thấy mình nhỏ bé tầm thường nhường nào và càng thấy ca khúc Cõng chữ lên non của Quỳnh Hợp có lý.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.