Công bố nghiên cứu “rồng” cổ dài tại Trung Quốc

Hóa thạch một loài khủng long mới đang nghiên cứu tại Trung Quốc, được ví như là một con rồng bởi chiếc cổ cực dài của nó. 

Công bố nghiên cứu “rồng” cổ dài tại Trung Quốc

Loài mới này thuộc nhóm khủng long mamenchisaurids – loài được biết tới với chiều dài cổ có thể lên tới hơn một nửa cơ thể chúng.

Bộ xương vừa được tìm thấy tại Trung Quốc và được nghiên cứu bởi các nhà cổ sinh vật học bao gồm giáo sư Philip Currie và nghiên cứu sinh Tetsuto Miyashita, Thạc sĩ Lida Xing thuộc Đại học Alberta. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Vertebrate Paleontology.

Theo các số liệu công bố, khủng long mới được đặt tên là Qijianglong (phát âm là CHI-jyang-lon), có nghĩa là “rồng của Qijiang” với chiều dài lên tới 15 mét và sống cách đây khoảng 160 triệu năm, vào cuối kỉ Jura. “Con rồng” này đã được tìm thấy từ năm 2006 bởi các công nhân xây dựng một công trình ở Trung Quốc và được mang đi nghiên cứu sau đó.

“Thật ngạc nhiên bởi hiếm khi tìm thấy được một con khủng long có cổ dài và đầu nhỏ dính liền với nhau bởi hầu hết chúng bị tách ra sau khi chết”, Miyashita nói.

Theo nhóm nghiên cứu, sau khi tái tạo lại Qijianglong, họ thật sự ngạc nhiên vì kích thước khổng lồ của nó bởi với hầu hết các loài bò sát sống, đặc biệt là khủng long cổ dài, chiếc ổ của chúng cũng dài chỉ ở tầm 1/3 cơ thể.

Nhóm cho biết, đốt sống cổ của Qijiannlong chứa đầy không khí giúp giảm nhẹ trọng lượng, từ đó chúng dễ dàng điều khiển chiếc cổ cực dài này một cách linh hoạt. Riêng các khớp nối của chúng cũng khá độc đáo, tương tự như cấu trúc cần cẩu xây dựng thời hiện đại.

Tất cả các loài thuộc Mamenchisaurids chỉ được tìm thấy ở châu Á, nhưng việc phát hiện Qijianglong cho thấy rằng trong nội bộ loài có những sự khác biệt nhất định dù cùng chung một điều kiện địa hình.

“Qijiannlong là loài động vật thể hiện được sự đa dạng của khủng long cổ dài. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ nơi nào khác có thể tìm thấy được loài khủng long có chiếc cổ dài hơn khủng long Trung Hoa”, Miyashita nhấn mạnh.

Bộ xương Qijianglong hiện được đặt trong một bảo tàng địa phương tại Trung Quốc.

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ