Công an vào cuộc điều tra vụ “thỉnh vong báo oán” tại Ba Vàng

Trao đổi với Lao Động, đại tá Đỗ Văn Lực - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh - cho biết đang vào cuộc xác minh, điều tra vụ việc “thỉnh vong báo oán” tại chùa Ba Vàng mà Báo Lao Động phản ánh.

Hoạt động gọi vong tại chùa Ba Vàng diễn ra nhiều năm qua. Ảnh: Lao Động
Hoạt động gọi vong tại chùa Ba Vàng diễn ra nhiều năm qua. Ảnh: Lao Động

Đại diện Công an tỉnh Quảng Ninh khẳng định, vụ việc ở chùa Ba Vàng liên quan đến vấn đề an ninh trật tự, quyền lợi của người dân, liên quan đến vấn đề “nhạy cảm” là tôn giáo, nên thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh và các cơ quan chức năng của Quảng Ninh đang tích cực vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.

“Công an tỉnh Quảng Ninh mong muốn Báo Lao Động phối hợp, cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc “thỉnh vong báo oán” tại chùa Ba Vàng để xử lý. Những ngày qua, người dân cũng có nhiều phản ứng, bức xúc về vụ việc này”- đại diện Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết.

Những giờ qua, nhiều cơ quan chức năng cũng vào cuộc, có các văn bản chỉ đạo làm rõ việc “thỉnh vong báo oán” tại chùa Ba Vàng. Loạt phóng sự điều tra của nhóm phóng viên báo Lao Động khiến nhiều người không khỏi giật mình về nhóm người được coi là tăng, ni, Phật tử nhưng lại truyền bá những thông tin đi ngược với triết lý Phật giáo. Tuy nhiên, không ít người dân đã làm cho những kẻ nhân danh nhà Phật này có đất sống.

Phóng sự về vụ việc vụ thỉnh “vong báo oán” tại chùa Ba Vàng do Báo Lao Động thực hiện.

Thống kê sơ bộ, trung bình mỗi tháng có từ 5.000 - 7.000 người về chùa Ba Vàng để thỉnh vong, gọi hồn. Mỗi người đều chi ra một khoản tiền không nhỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, việc sử dụng số tiền khổng lồ thu được vẫn là bí mật phía sau cổng chùa. 

Theo Laodong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ