Con người có thể bay vào vũ trụ bằng… ô tô?

GD&TĐ - Đạo diễn Justin Lin nổi tiếng qua series phim “The Fast and the Furious” đã nghĩ về ý tưởng bay vào vũ trụ bằng xe đua.

Chiếc xe Fiero.
Chiếc xe Fiero.

Và trong bộ phim hành động “F9” mới ra mắt, ông đã thể hiện được điều này. Tuy nhiên, hãy xem xét những gì cần thiết để đưa một chiếc xe Fiero vào quỹ đạo và trở về Trái đất một cách an toàn.

Ô tô bay vào không gian

Nói chung, bay vào quỹ đạo không phải là việc quá khó khăn và chúng ta đã làm việc này gần như liên tục hơn 50 năm nay với trọng tải cơ bản lớn hơn chiếc ô tô Pontiac Fiero. Hàng nghìn vệ tinh đã được phóng lên quỹ đạo thành công và các vụ phóng vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Các tổ chức chính phủ, cũng như công ty tư nhân đều phóng vệ tinh thường xuyên. Fiero thậm chí không phải là chiếc xe đầu tiên có mặt trong vũ trụ. Tùy thuộc vào định nghĩa của bạn, một số ô tô đã rời hành tinh của chúng ta để vào quỹ đạo hoặc vào các thế giới khác. Chương trình Apollo của Mỹ sử dụng các xe tự hành trên Mặt trăng, bắt đầu từ Apollo 15, mặc dù nó chỉ chạy với vận tốc là 13 km/h.

Những chiếc xe tự hành trên sao Hỏa cũng có thể được cho là những chiếc ô tô mặc dù chúng được điều khiển từ Trái đất. Tuy nhiên, cả xe dùng để thăm dò như Curiosity và Perseverance của chương trình Apollo đều là những phương tiện có kích cỡ bằng ô tô (tương đương một chiếc SUV trung bình).

Và làm sao chúng ta có thể quên việc tỷ phú Elon Musk phóng một chiếc xe Tesla Roadster vào vũ trụ trên tên lửa đẩy Falcon Heavy của Công ty SpaceX? Đây được xem là ví dụ đầu tiên và duy nhất trong việc đưa ô tô vào quỹ đạo Trái đất.

Nói tóm lại, việc đưa một ô tô vào không gian không chỉ có thể thực hiện mà đã được thực hiện. Tuy nhiên, tình huống trong phim “F9” hơi khác một chút. Chúng ta không nói về một chiếc xe hơi mang một sứ mệnh nào đó được tên lửa hỗ trợ đưa lên vũ trụ mà là dùng chính nó làm phương tiện phóng.

Hình ảnh chiếc xe Fiero bay vào không gian trong phim “F9”.

Hình ảnh chiếc xe Fiero bay vào không gian trong phim “F9”.

Xe Fiero có một số ưu điểm. Trước tiên, nó có trọng tải nhỏ, ngay cả khi có sửa đổi và được gia cố, nó vẫn nhẹ hơn so với một trọng tải điển hình đã được phóng lên không gian. Thứ 2, ở trong phim “F9”, nó được phóng từ trên không gian chứ không phải từ mặt đất.

Yếu tố chính khiến việc phóng xe Fiero gặp trở ngại là kích cỡ động cơ tên lửa. Phải cần vận tốc khoảng 11 km/giây để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất và điều đó cần rất nhiều nhiên liệu.

Đây là lý do tại sao các trọng tải tương đối nhỏ thường được gắn vào các tên lửa tương đối lớn. Với kích cỡ động cơ tên lửa của Fiero, việc phóng từ không trung thay vì từ mặt đất là lựa chọn khả thi duy nhất.

Các cuộc phóng từ không trung lên quỹ đạo liên quan đến việc gắn một trọng tải vào máy bay và đưa nó lên cao. Những lợi ích của việc phóng như vậy bao gồm giảm khoảng cách tới quỹ đạo. Nhìn chung, điều này có nghĩa là cần ít nhiên liệu hơn để một thứ gì đó giống Fiero có thể lên quỹ đạo với một động cơ nhỏ hơn.

Bất chấp tất cả những điều này, liệu Fiero có thể lên quỹ đạo với loại động cơ của nó hay không vẫn là câu hỏi đang bỏ ngỏ.

Bay về và… còn sống

Chiếc xe Fiero đưa 2 người vào không gian trong phim “F9”.

Chiếc xe Fiero đưa 2 người vào không gian trong phim “F9”.

Lên được quỹ đạo chỉ là phần đầu tiên của một sứ mệnh thành công. Khi đến đó, bạn phải tồn tại đủ lâu để hoàn thành mục tiêu của mình và về được Trái đất. Giả sử Fiero bay khỏi Trái đất, liệu nó có thể được trang bị để giữ cho phi hành đoàn gồm 2 người sống sót hay không?

Có một số điều cần xem xét với bất kỳ phương tiện nào vào quỹ đạo. Nó cần có một bầu không khí và khả năng trở lại khí quyển mà không bị bốc cháy.

Một chiếc Fiero trung bình (hoặc bất kỳ xe hơi nào) cũng không được trang bị để chứa không khí. Lái xe trên mặt Trái đất không cần phải kín gió, không những thế, việc trao đổi khí rất quan trọng. Xe của bạn được thiết kế để đưa không khí bên ngoài vào và dù không có chủ đích, không khí cũng lọt vào bên trong qua các kẽ hở để giúp lái xe không bị ngạt.

Tuy nhiên, nếu đưa ô tô lên vũ trụ, bạn cần bịt kín toàn bộ chiếc xe. Vấn đề là việc bịt kín này có thể thực hiện được trên Trái đất nhưng không thể duy trì được khi xe bay vào vũ trụ. Điều này khác với tàu vũ trụ vốn có hệ thống đặc biệt và khả năng dự phòng để bảo vệ tăng cường khi cần thiết.

Ngay cả trên trạm vũ trụ, một công trình được xây dựng ở đây được thiết lập tốt cũng vẫn xảy ra rò rỉ. Việc bịt kín không thành công và bụi vũ trụ là những vấn đề cần chú ý. Một mảnh vụn nhỏ di chuyển với tốc độ cao có thể làm thủng phương tiện và gây rò rỉ không khí vào trong xe.

Đối với một cái gì đó như trạm vũ trụ, điều này có thể không đáng lo ngại lắm vì oxy ở đây có thể bù đắp cho việc thất thoát. Nhưng trong một phương tiện nhỏ như Fiero, đây sẽ là một vấn đề lớn.

Toàn bộ phương tiện cần có khả năng bảo vệ phi hành đoàn trước những nguy hiểm ngoài không gian. Những cửa sổ tiêu chuẩn sẽ không đủ. Một hạt bụi vũ trụ xuyên qua cửa ô tô thông thường sẽ là một thảm họa và áp lực khi trở về Trái đất sẽ gây ra vấn đề.

Những phương tiện đi qua bầu khí quyển có thể bốc cháy. Tàu vũ trụ bay với tốc độ 7 km/giây, tạo ra nhiệt lượng vượt quá 1.600 độ C. Do vậy, ít nhất chiếc xe Fiero cần được gia cố thêm tấm chắn nhiệt để bảo đảm an toàn khi bay về.

Cuối cùng, mặc dù việc sửa đổi một chiếc ô tô cũ để du hành vũ trụ có thể khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng đó có lẽ không phải là chiến lược tốt nhất để bay cùng nó vào quỹ đạo và trở về nhà.

Theo Syfy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều hòn đảo xa xỉ ở Tây Ban Nha thu hút người giàu có và nổi tiếng.

3 hòn đảo đỉnh cao xa hoa ở Tây Ban Nha

GD&TĐ -Nhiều hòn đảo tư nhân của Tây Ban Nha, một số thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga, được những người giàu có và nổi tiếng lui tới.

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.