Colombia trước làn sóng đình công trên toàn quốc

GD&TĐ - Colombia đã đóng cửa biên giới để chuẩn bị ứng phó với một cuộc đình công có quy mô trên toàn quốc, được hỗ trợ bởi một liên minh rộng lớn từ các phong trào xã hội.

Người dân Colombia thuộc nhiều thành phần tham gia biểu tình phản đối Tổng thống Ivan Duque
Người dân Colombia thuộc nhiều thành phần tham gia biểu tình phản đối Tổng thống Ivan Duque

Đóng cửa biên giới trong thời gian ngắn

Tổng thống Ivan Duque, thành viên của phe bảo thủ xã hội, lên nắm quyền vào tháng 8/2018, đang phải đối mặt với sự bất mãn lan rộng về tình trạng thất nghiệp gia tăng, cải cách kinh tế kém hiệu quả và tình hình an ninh ngày càng xấu đi.

Những người tham gia biểu tình gồm thành viên công đoàn lao động, giáo viên, học sinh và các nhà hoạt động bản địa, trong khi những cuộc biểu tình cũng đang dậy sóng ở một quốc gia Nam Mỹ khác.

Ecuador, Chile và Bolivia đang trải qua tình trạng bất ổn xã hội lớn trong năm nay, khi các chính phủ trong khu vực đấu tranh để giải quyết bất bình phổ biến về sự đình trệ kinh tế, tham nhũng, bất bình đẳng và các vấn đề quốc gia cụ thể hơn.

Christian Krüger Sarmiento, Giám đốc Cơ quan Di cư của Colombia, nhận định: Việc đóng cửa biên giới có nghĩa là bất kỳ lối vào nào bằng đường bộ hoặc đường biển nào từ Ecuador, Peru, Brazil và Venezuela đều sẽ bị hạn chế.

Văn phòng của Tổng thống Colombia cho biết, chính phủ nước này cũng cho phép chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp đặc biệt như lệnh giới nghiêm, hạn chế quyền tự do đi lại và cấm bán đồ uống có cồn.

Thách thức cho ông Duque

Trong một loạt các video được đăng trên Twitter, ông Duque cho biết, ông công nhận cuộc biểu tình ôn hòa là biểu hiện của nền dân chủ và thừa nhận rằng, Colombia đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Ông Duque lên tiếng chống lại những người mà ông cho rằng đã coi các cuộc biểu tình là một cơ hội để “kích động”, đồng thời ông kêu gọi người tham gia biểu tình một cách hòa bình.

“Chúng tôi sẽ bảo vệ và đảm bảo trật tự công cộng, với tất cả các công cụ mà hiến pháp trao cho chúng tôi. Người Colombia có quyền được sống trong hòa bình”, ông Duque nói.

Các nhóm sinh viên và công đoàn lao động tham gia cuộc đình công cho rằng, mục tiêu của cuộc đình công là để phản đối một gói cải cách kinh tế mà họ đặt tên là “paquetazo”. Tuy nhiên, ông Duque đã cho rằng chính phủ của ông không có kế hoạch cải cách lao động hoặc lương hưu nào đáng kể.

Marta Lagos, Giám đốc Công ty Latinobarometro, so sánh sự tương đồng giữa Colombia với các quốc gia Nam Mỹ khác, nơi sự thất vọng về bất bình đẳng đang sôi sục. Ông Lagos cho rằng, mặc dù mọi thứ đang được cải thiện đối với một số người, nhưng căng thẳng vẫn nảy sinh do tốc độ tiến lên khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong xã hội.

“Trong khi một số người tiến lên rất nhanh, thì những người khác bị bỏ lại phía sau cảm thấy họ sẽ không bao giờ đến đích cuối cùng và đây là một trong những lý do gây ra các cuộc biểu tình”, ông Lagos nói.

Sự bất mãn tăng cao

Tổng thống Ivan Duque cũng đang phải đối mặt với chỉ trích lớn vì đã xử lý tiến trình hòa bình với phiến quân FARC, còn Bộ trưởng Quốc phòng của ông cũng đã buộc phải từ chức vào đầu tháng 11 do liên quan đến cái chết của ít nhất tám trẻ em trong một chiến dịch quân sự diễn ra vào tháng 8.

Aida Quilcué, một nhà lãnh đạo địa phương, cho biết dưới thời chính phủ của Duque, số lượng các cuộc tấn công bạo lực vào các nhóm bản địa đã gia tăng. Bà cũng bày tỏ sự lo lắng về việc khai thác tài nguyên thái quá, bạo lực chống lại các nhà lãnh đạo xã hội và tình trạng gia tăng quân sự hóa, trong đó bao gồm cả sự hiện diện của một số nhóm bán quân sự.

Bà Quilcué cho biết, các nhóm bản địa đã quyết định tham gia cuộc đình công quốc gia và tăng thêm các yêu sách của mình để mở rộng biểu tình. “Họ đã quên mọi người. Tôi nghĩ rằng có những vấn đề buộc chúng tôi phải bảo vệ quyền của mình”, bà Quilcué cho biết.

Các nhà chức trách đang chuẩn bị để ứng phó với các cuộc biểu tình. Cảnh sát Bogota cũng đã đưa lên mạng xã hội một đoạn phim cho thấy các sĩ quan trong trang bị chống bạo loạn với súng bắn hơi cay trên đường phố.

Tín nhiệm của ông Duque đã giảm mạnh so với khi ông lên nắm quyền hơn một năm trước. Theo một cuộc thăm dò tháng 8/2019 của Gallup, 64% số người được hỏi không tán thành quy tắc của ông và chỉ 29% nói rằng ông đang làm tốt công việc điều hành đất nước Nam Mỹ này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...