Có thể mất mạng vì tự ý truyền dịch

GD&TĐ - Nhiều người cho rằng truyền dịch là việc làm đơn giản nên tự ý mua về rồi nhờ người truyền mà không cần y lệnh. Điều này khiến không ít người rơi vào tình trạng nguy kịch.

Rước họa vào thân khi tự ý truyền dịch. Ảnh minh họa
Rước họa vào thân khi tự ý truyền dịch. Ảnh minh họa

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới  tiếp nhận và xử trí cho 1 trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ do truyền dịch tại nhà.

Bệnh nhân V.T. B 56 tuổi (Kinh Môn, Hải Dương) thấy trong người mệt mỏi nên ra hiệu thuốc mua 1 chai dịch và nhờ người truyền. Truyền được 10 phút, bà V.T.B thấy trong người khó chịu, buồn nôn, rét run, gia đình vột rút kim truyền, đưa đi cấp cứu.

Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định người bệnh bị sốc phản vệ, tiên lượng nặng. Bệnh nhân được cấp cứu, thở oxy, truyền dịch. Sau 2 ngày, sức khỏe dần bình phục.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, dịch truyền cũng như thuốc, chỉ được thực hiện khi có y lệnh của bác sĩ. Việc tự ý mua dịch về truyền có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Điển hình như phù  phổi, suy hô hấp, suy tim, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.