Cô giáo mầm non vùng sâu có nhiều sáng kiến thiết thực hiệu quả

GD&TĐ - Công tác trong ngành GD mầm non, cô Nguyễn Thị Mỹ Diện không chỉ tận tuỵ công việc, yêu nghề mến trẻ mà còn có các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học… thiết thực hiệu quả.

Cô Diện luôn chủ động sáng tạo trong từng tiết dạy
Cô Diện luôn chủ động sáng tạo trong từng tiết dạy

Cô giáo vùng sâu được trẻ gọi là mẹ

Được sinh ra và lớn lên ở vùng “quê lúa” Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), mơ ước từ thuở nhỏ của cô Nguyễn Thị Mỹ Diện (SN 1989) là trở thành cô giáo.

Và niềm mơ ước của cô Diện đã thành hiện thực, khi cô được nhận công tác tại Trường Mầm non Trung Thạnh 1, ngôi trường nằm chính trên mảnh đất quê hương mình.

Cô Mỹ Diện kể lại: “Năm 2011, tôi về trường và được phân công phụ trách dạy lớp Mầm. Dù đã từng đứng lớp, nhưng tôi không tránh khỏi lúng túng mỗi khi bé khóc. Khi đó, nhà trường phân công 1 đồng nghiệp có kinh nghiệm hỗ trợ, sau một tuần, tôi dần dần biết được tính nết các em để chăm sóc, giảng dạy tốt hơn”.

Trẻ nhỏ thích cô giáo dạy bảo nhẹ nhàng, thích nói ngọt, nhưng chiều chuộng quá đà, bé dễ sinh ra tâm lý ỷ lại, không sợ cô. Nên tùy tình huống, cô Diện dạy bảo nhỏ nhẹ với các em, đồng thời phải nghiêm khắc dạy mỗi khi bé làm sai.

“Sau một thời gian quen dần, có nhiều bé còn gọi tôi bằng mẹ. Tôi vui lắm! Đó là lần đầu tiên, tôi cảm thấy nghề nhà giáo thiêng liêng biết bao”, cô Diện chia sẻ.

Sau một hai năm công tác, cô được phân công dạy lớp Lá. Từ thực tế công tác, cô Diện đã chủ động sáng tạo trong từng tiết dạy; tìm tòi, nghiên cứu sách báo, mạng internet, học kinh nghiệm từ đồng nghiệp để thực hiện các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học… ứng dụng vào tiết dạy tốt hơn.

32 tuổi đời, 10 năm tuổi nghề - thời gian đủ để cô Diện ngày càng trưởng thành hơn trong nghề. Ở cô còn có ưu điểm đáng quý là chiụ khó học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn.

Vào năm 2014-2015, cô học đại học mầm non hết sức vất vả. Lớp học được mở ở trung tâm quận Ninh Kiều, học vào 2 ngày nghỉ cuối tuần. Đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, con của cô vẫn còn khá nhỏ. Cô Diện không nhớ bao lần phải thức suốt đêm chuẩn bị bài giảng trên lớp, bài học của bản thân…

Cô Diện tâm tình: “Năm 2016, tôi hoàn thành chương trình đại học giáo dục mầm non. Có được thành quả này, nhờ Ban Giám hiệu tạo điều kiện, đồng nghiệp choàng gánh công việc chuyên môn. Đặc biệt, gia đình là điểm tựa vững chắc, giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ và nỗ lực nhiều hơn trong nghề”.

Cô Nguyễn Thị Mỹ Diện, giáo viên của Trường Mầm non Trung Thạnh 1 (huyện Cờ Đỏ).
Cô Nguyễn Thị Mỹ Diện, giáo viên của Trường Mầm non Trung Thạnh 1 (huyện Cờ Đỏ).

Nhiều sáng kiến kinh nghiệm thiết thực hiệu quả

Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021, cô Diện thực hiện 5 sáng kiến được công nhận. Trong đó năm học 2020-2021, sáng kiến “Biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp 1” được công nhận có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng trong toàn quốc.

Với đề tài này, cô Diện đã chọn tham gia thi thuyết trình hội thi Giáo viên mầm non dạy giỏi cấp thành phố và được đánh giá cao. “Tôi tâm đắc nhất là đề tài này, vì đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy của mình, giúp trẻ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp 1 một cách hoàn thiện nhất. Trẻ mạnh dạn, tự tin, không còn bỡ ngỡ về môi trường mới, một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của trẻ”, cô Diện chia sẻ.

Để làm được điều này, cô đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để tổ chức cho trẻ lớp lá tham quan trường tiểu học trong địa bàn xã Trung Thạnh.

Các bé được tham quan các phòng ốc, cách bố trí bàn ghế khác như thế nào so với trường mình đang học, được lắng nghe thầy cô ở trường tiểu học giới thiệu về cách thức học và sinh hoạt một ngày của mấy anh chị, được tham quan các phòng chức năng, mô hình... Từ đó  trẻ hình dung được và không còn bỡ ngỡ với ngôi trường tiểu học.

Cô Diện nói: “Tôi đã xin trường tiểu học cho trẻ một giờ để trẻ được làm học sinh tiểu học. Trẻ được bố trí vào lớp, tham gia học cùng học sinh tiểu học; được cô giáo dạy cách ngồi, nề nếp lớp cách đưa tay xin phát biểu ý kiến. Từ những hoạt động trên hình thành cho trẻ ý thức của một học sinh tiểu học là chấp hành nội quy, quy định của lớp”.

Với cách làm này, ở những tuần tiếp theo, trẻ tham gia hoạt động chào cờ đầu tuần của trường tiểu học để cảm nhận sự trang nghiêm khi tham gia chào cờ, lòng tự hào dân tộc khi tham gia hát quốc ca...

Cô Trương Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Trung Thạnh 1, cho biết: “Năm học 2020-2021, trường vinh dự nhận Cờ thi đua của huyện. Góp phần vào thành tích chung của trường, có vai trò quan trọng của cô Nguyễn Thị Mỹ Diện. Là giáo viên dạy giỏi, tham gia tích cực phong trào, cô Diện tận tụy, yêu nghề mến trẻ, có sáng kiến  hiệu quả áp dụng trong toàn quốc. Với vai trò Chủ tịch Công đoàn trường, cô Diện cũng làm tròn vai, chăm lo cho các công đoàn viên”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.