Có đáng để biến tiêm kích MiG-21 cổ điển thành UAV cảm tử?

GD&TĐ - Tất cả các cuộc xung đột vũ trang gần đây đã cho thấy tầm quan trọng của máy bay không người lái lớn đến mức nào.

Có đáng để biến tiêm kích MiG-21 cổ điển thành UAV cảm tử?

Trên toàn thế giới, công việc đang được tiến hành để tạo ra các loại UAV mới thuộc nhiều loại khác nhau như trinh sát và tấn công, nhưng có lẽ còn một con đường phát triển khác hứa hẹn hơn.

Một số máy bay không người lái tấn công phổ biến nhất trên thế giới là MQ-9 Reaper của Mỹ và Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ. MQ-9 "trở nên nổi tiếng" vì đã vụ ám sát Tướng Qassem Soleimani của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bằng tên lửa AGM-114 Hellfire.

Trong khi đó, Bayraktar TB2 giành được vinh quang quân sự ở Syria, Libya và Nagorno-Karabakh, nơi nó cho thấy hiệu quả cao trước các phương tiện bọc thép của đối phương không có lực lượng phòng không đáng tin cậy bảo vệ.

Tại Ukraine, binh sĩ Kyiv đã sử dụng khá thành công loại UAV này ở giai đoạn đầu của cuộc chiến, khi Quân đội Nga cố gắng đột phá sâu. Nhưng ở giai đoạn thứ hai, khi cuộc chiến trở nên ổn định và hệ thống phòng không nhiều lớp được xây dựng ở vùng Donbass và Azov, Bayraktar TB2 đã biến mất.

Dù vậy, máy bay không người lái tấn công vẫn có phạm vi ứng dụng khá rộng, khi có thể thực hiện các cuộc không kích bằng tên lửa chống tăng nhằm vào xe bọc thép của đối phương hoạt động bên ngoài "ô phòng không", cũng như sử dụng chúng trong vai trò phương tiện ném bom lượn được trang bị module điều chỉnh và lập kế hoạch.

Loại bom này cho phép UAV thả đạn từ độ cao lớn, nằm ngoài tầm bảo vệ của tên lửa phòng không tầm ngắn và thậm chí tầm trung. Nhưng ở đây có một “nút thắt cổ chai” cần phải nói đến.

Tải trọng của Bayraktar TB2 rất khiêm tốn - 150 kg, nó chỉ có thể mang theo tên lửa chống tăng phóng từ trên không hoặc bốn quả bom đường kính nhỏ.

Trong khi đó MQ-9 Reaper có trọng tải lớn hơn nhiều. Ở các phiên bản khác nhau, chiếc UAV này sẽ mang theo 4 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire (hoặc tối đa 8 tên lửa ở phiên bản MQ-9A), 4 tên lửa Hellfire và 2 bom dẫn đường Mark 82, hoặc tên lửa không đối không AIM-9X.

Để so sánh: khả năng mang theo tải của UAV Orion do Nga chế tạo là 150 - 180 kg, nó có thể mang theo 6 quả bom cỡ nhỏ KAB-20 hoặc 3 quả KAB-50.

Trọng tải của chiếc Altius tầm cao đầy hứa hẹn sẽ đạt tới 1.000 kg, bao gồm tên lửa chống tăng và bom hàng không, nhưng thành phần chính xác của vũ khí mà chiếc máy bay không người lái này mang theo vẫn chưa được Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ chính thức.

Tải trọng chiến đấu nặng nhất thuộc về UAV tàng hình S-70 Okhotnik, nó có khả năng nâng 2,8 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa, bom dẫn đường... trong khoang vũ khí cũng như trên các điểm cứng dưới cánh.

Thực tế, chiếc máy bay ném bom không người lái loại này khó có thể được sản xuất hàng loạt do độ phức tạp kỹ thuật và chi phí cao.

Đây là những ví dụ rõ ràng về cách các nhà phát triển đang cố gắng tạo ra khả năng trinh sát trên không và tấn công từ máy bay không người lái.

Nhưng tại sao không đi một con đường khác bằng cách bắt đầu biến những chiếc tiêm kích đã cũ thành UAV?

Tiêm kích J-6 đã được Trung Quốc hoán cải thành máy bay không người lái.

Tiêm kích J-6 đã được Trung Quốc hoán cải thành máy bay không người lái.

Ý tưởng này không hề mới, cách đây vài năm, tại Trung Quốc, các máy bay chiến đấu J-6 đã bị loại khỏi biên chế (vốn là bản sao được cấp phép từ MiG-19 của Liên Xô), đã được biến thành UAV khi tái trang bị chúng bằng các thiết bị thích hợp.

Có thông báo cho biết chúng đã được sử dụng làm mục tiêu khi thử nghiệm hoạt động của các hệ thống phòng không. Nhưng cần lưu ý, Azerbaijan đã sử dụng những chiếc An-2 cũ của Liên Xô làm "máy bay không người lái nhử mồi" trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh lần thứ hai.

Trong phiên bản điều khiển từ xa, máy bay hai tầng cánh được điều đến các vị trí phòng không của Armenia cùng với UAV cảm tử và khi tên lửa đất đối không phản ứng, chúng sẽ nhận được một cuộc không kích ngay lập tức do bị lộ vị trí.

Hiện tại, công việc đang được tiến hành ở Nga nhằm tạo ra máy bay chiến đấu không người lái thế hệ thứ năm dựa trên Su-75. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Moskva có tiêm kích hạng nhẹ vô hình trước radar thì chúng đã đóng một vai trò quan trọng trên chiến trường.

Phiên bản UAV hoán cải từ Checkmate thậm chí còn có thể được sử dụng rộng rãi hơn để thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ vào sâu trong lãnh thổ đối phương.

Ưu điểm của nó so với Orion, Altius và thậm chí cả Okhotnik là rõ ràng: tốc độ bay, khả năng cơ động và tải trọng chiến đấu cao hơn nhiều, đạt 7,4 tấn.

Kết luận khá rõ ràng: một chiếc máy bay không người lái có nguồn gốc từ tiêm kích luôn vượt trội so với UAV đơn giản với tất cả những hạn chế về mặt kỹ thuật ban đầu.

Liệu có tương lai cho Su-75 không người lái? Có lẽ là có nếu Bộ Quốc phòng Nga quyết định đặt hàng một lô dù trên quy mô nhỏ. Tuy nhiên, tất cả chỉ là vấn đề của tương lai, vì Checkmate vẫn chỉ tồn tại ở dạng mô hình kích thước đầy đủ.

Có lẽ chúng ta nên xem xét kỹ hơn kinh nghiệm của Trung Quốc cùng với Azerbaijan trong việc hoán cải các máy bay chiến đấu cũ, rẻ tiền thành UAV.

Đặc biệt, ý tưởng tận dụng tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 và biến thành UAV có vẻ rất thú vị. Ưu điểm lớn của phương tiện này là độ tin cậy cũng như sự đơn giản trong thiết kế, do được sản xuất hàng loạt ở Liên Xô nên có thể giảm giá thành rất nhiều. Hơn nữa, những phi cơ này có tốc độ và khả năng mang tải cao.

Tại Iran, các bản sao MiG-21 do Trung Quốc chế tạo đã được sử dụng làm phương tiện mang bom dẫn đường thuộc dòng Yasin, với đôi cánh mở có thể bay tới mục tiêu cách xa 50 km.

Trên thực tế, đây là một lựa chọn tốt cho khả năng chiến đấu của máy bay không người lái: ném bom lượn, tấn công bằng tên lửa không đối đất, xuyên thủng hệ thống phòng không nhiều lớp như một UAV cảm tử hay chí ít là dọn đường cho tên lửa hành trình tiếp cận mục tiêu quân sự có giá trị cao.

Với số lượng lớn "máy bay không người lái MiG-21" được tung ra cùng lúc, có thể gây ra cho đối phương thiệt hại nặng nề, hay chí ít là "làm nhiễu" hệ thống phòng không, phương án trên rất đáng để thử nghiệm trong thực tế.

Không quân Mỹ thử nghiệm cho tiêm kích F-16 không chiến thông qua sự điều khiển của trí tuệ nhân tạo.

Theo Topwar

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.