Bà Lưu Liên là "mẫu thân" của nhà văn Nguyễn Vũ Anh và diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh - người chuyên đóng những vai đầu gấu trong phim truyền hình Việt Nam.
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, ông Vũ Anh và Hải Anh còn là những tên tuổi trong giới doanh nhân Hà thành với mặt hàng thời trang.
Bà Lưu Liên một tiểu thư khuê cát, sinh ra một gia đình giàu có nhất nhì Hà Đông. Bố bà là chủ hãng ôtô Hoành Sơn có sáu xe ca chở khách và một xe Ford du lịch.
Bà Lưu Liên - mẹ của diễn viên Hải Anh
Trước khi kết hôn với chồng hiện tại, bà Mai Liên từng có 1 mối tình đẹp như mơ với liệt sĩ Trần Minh Tiến.
Thời đó, ông Tiến sinh ra trong một gia đình nghèo nhất ở Hà Đông. Nhà của ông chỉ có 10m2, mẹ bán cơm bình dân và nước chè. Đổi lại anh Tiến là người học rất giỏi. Không những thế, Trần Minh Tiến còn đá bóng rất cừ.
Khi tròn 17 tuổi, Trần Minh Tiến được tuyển vào để làm cầu thủ bóng đá tại Sư đoàn 308. 2 năm sau đó, đội bóng đá gián đoạn, anh chuyển sang trung đoàn thủ đô và huấn luyện trên Tam Đảo và hành quân vào Quảng Trị chiến đấu.
Chính vì không môn đăng hậu đối nên chuyện tình của hai người bị phản đối quyết liệt. Thế nhưng dù bị ngăn cấm, họ vẫn đến với nhau bằng tình cảm chân thành mãnh liệt.
Trước khi ra chiến trường ông Tiến và bà Lưu Liên đều ghi nhật ký. Nhưng một điều kỳ lạ như có thần giao cách cảm giữa 2 con tim trẻ trung ấy.
Tất cả chi tiết ông Tiến trên đường đi Trường Sơn vất vả thế nào, ngủ rừng, tắm suối, B52 như thế nào, hy sinh thế nào, ở nhà bà Lưu Liên cũng tưởng tượng ra. Và hằng đêm bà sống với cuộc sống của ông Tiến.
Ngày ông Tiến hy sinh tại Khe Sanh, Quảng Trị, ông đã về báo mộng cho bà nói rằng, ngày mai bà hãy đến một làng ở Hà Đông, để nhận kỉ vật ông gửi về.
Làm theo giấc mộng đó, bà dắt xe đạp lặng lẽ tìm đến làng bộ đội ta hành quân về trong đêm. Và người ta đã trao lại kỉ vật của ông cho bà, chính là chiếc khăn tay thêu hoa hồng tím bà tặng ông trước lúc lên đường.
Dù người yêu đã hy sinh, nhưng bà Lưu Liên quyết tìm bằng được ông. Tất cả những nơi anh đi qua, những địa danh anh ghi trong nhật ký, sau mấy chục năm bà đều tìm lại.
Bà đi không mệt mỏi với quyết tâm tìm được ông về để lòng được thanh thản. Mãi đến ngày 15/5/2008, trong chuyến đi về sườn đồi Bằng phía tây Làng Cát, xã ĐaKrông, huyện ĐaKrông (Khe Sanh, Quảng Trị), bà Lưu Liên mới tìm được hài cốt của ông.
Câu chuyện tình cảm động của bà Mai Liên đã được kể lại trong cuốn sách "Trở về trong giấc mơ"
Giờ đây, cứ đến ngày giỗ, ngày sinh nhật của ông Tiến, bà lại viết một bức thư gửi người yêu và đốt cho ông.
"Trước khi đi B, anh Tiến bảo tôi cứ viết thư cho anh ấy rồi giữ lại, khi nào về anh ấy sẽ đọc hết. Tôi viết thư cho anh từ hồi còn trẻ nên như một thói quen.
Tôi tin rằng dù hai người âm dương cách trở nhưng ở thế giới bên kia anh Tiến sẽ đọc được những dòng tâm sự của mình", bà Lưu Liên nói.
Thiếu nữ Lưu Liên năm nào giờ đã gần 70 tuổi, tóc đã chạm hơi sương nhưng vẫn còn đó nét thanh tú. Từ mái tóc, ánh mắt, nụ cười của bà đều toát lên vẻ đẹp thanh cao của một tiểu thư khuê các xuất thân trong một gia đình tư sản nức tiếng ở Hà Đông một thuở.
Giờ đây, bà đã có một gia đình đầm ấm bên người chồng hiện tại, nguyên là sĩ quan tên lửa, sau là giảng viên Đại học Ngoại ngữ.
Ông tâm sự rằng rất trân trọng chuyện tình ngày trước của vợ với người liệt sĩ tên Trần Minh Tiến.
Câu chuyện tình này đã được tái hiện trong cuốn nhật ký "Trở về trong giấc mơ" và chương trình Giai điệu tự hào số thứ 2 có tên gọi là "Những trang viết còn lại" phát sóng lúc 20h10 ngày 25/6 trên kênh VTV1.