Giới trẻ Argentina trả tiền để được làm đám cưới giả

Nhiều người trẻ Argentina dù không có ý định kết hôn nhưng sẵn sàng trả tiền để làm đám cưới giả mua vui cùng bạn bè.

Giới trẻ Argentina trả tiền để được làm đám cưới giả

 Martin Acerbi nảy ra ý tưởng phổ biến đại chúng mô hình đám cưới giả sau khi tự tổ chức một bữa tiệc giả cùng bạn bè ở La Plata hai năm về trước.

Anh kể, "Chúng tôi nhận ra rằng mình chưa bao giờ được đến một bữa tiệc cưới nào cả bởi vì gần như không còn ai cưới nhau nữa".

Sau thành công ngoài mong đợi, Martin cùng bạn thành lập hẳn công ty Falsa Boda, chuyên thiết kế và tổ chức tiệc cưới giả kèm cô dâu và chú rể đầy đủ. 

Công ty sẽ đi thuê địa điểm, đầu bếp, làm hoa, trang trí và cả DJ như tiệc cưới thật. Chỉ có điều đám cưới này sẽ không có cái kết "hạnh phúc bên nhau mãi mãi".

Giới trẻ Argentina trả tiền để được làm đám cưới giả ảnh 1

Chú rể và cô dâu được thuê đến rất chuyên nghiệp. Đôi khi công ty còn thuê cả một "bạn trai bí mật" hay "người tình bị bỏ rơi" nào đó đến tìm cách phá tan hôn lễ để bầu không khí thêm căng thẳng. 

Người đến dự gần như được sống trong những khoảnh khắc kịch tính hiếm thấy chỉ có trong phim ảnh khi chú rể hoặc cô dâu quyết tâm bỏ đám cưới mà chạy theo diễn viên thứ ba được mời đến.

Mỗi đám cưới lại có một kịch bản khác nhau và cô dâu cũng có thể ném hoa cho một vị khách nào đó ở dưới.

Giới trẻ Argentina trả tiền để được làm đám cưới giả ảnh 2

"Khách hàng có thể tận hưởng mọi điều thú vị khi đến dự tiệc cưới mà không phải cam kết điều gì hay mất công lặn lội đi tìm chú rể và cô dâu thật" - Martin cho biết.

Mỗi người phải chi ra 50 đô để được tham dự sự kiện đám cưới cùng 600 đến 700 khách hàng khác. Martin cho biết khách hàng của anh chủ yếu là phụ nữ.

Pablo Boniface, một khách hàng làm nghề quản lý marketing, sau khi đến dự một đám cưới giả tả lại rằng phụ nữ tỏ ra cực kỳ sung sướng cứ như thể họ đang dự đám cưới thật của anh em họ hàng, chứ không phải là các diễn viên đang đứng với nhau.

"Khi cô dâu đến, đám đông gần như phát điên. Ai cũng lôi điện thoại ra để chụp ảnh cứ như thể họ đang thấy diễn viên Hollywood vậy" - Anh kể.

Pablo thừa nhận sự kiện đám cưới giả rất được hoan nghênh bởi vì gần như không còn người trẻ tuổi nào ở Argentina nghĩ đến chuyện hôn nhân. 

"Tôi còn độc thân và các bạn của tôi cũng vậy. Chúng tôi chẳng nghĩ đến hôn nhân. Kết hôn chỉ là thủ tục, chẳng liên quan gì đến tình yêu cả".

Năm 1990, thành phố Buenos Aires ghi nhận 22,000 cặp kết hôn nhưng con số này chỉ còn có 11,642 vào năm 2013. Những người đến đăng ký kết hôn cũng ở độ tuổi lớn hơn rất nhiều so với các thập niên về trước.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.