Độc lạ món mì ống ngon nhất thế giới nhưng cũng khó làm nhất thế giới

GD&TĐ - Thị trấn nhỏ Nuoro, trên đảo Sardinia của Ý, là quê hương của loại mì mà nhiều người gọi là mì ống hiếm nhất thế giới, một món ăn phức tạp làm thủ công mà chỉ một số ít người trên thế giới mới có thể làm được.

Món mì ống khó làm nhất thế giới  được kéo căng trên một khay tròn, phẳng gọi là "fundu".
Món mì ống khó làm nhất thế giới được kéo căng trên một khay tròn, phẳng gọi là "fundu".

Được gọi là su filindeu (trong phương ngữ Sardo của Sardinia), hoặc Fili di Dio (trong tiếng Ý), và được dịch là sợi chỉ của Chúa, món mì truyền thống này có liên quan đến La Festa di San Francesco, một nghi lễ tôn giáo cổ đại được tổ chức hàng năm, vào tháng 5.

Trong hai trăm năm qua, cách duy nhất để thưởng thức sợi mì của Chúa, bạn phải hoàn thành một chuyến hành hương dài 33 km đi bộ hoặc cưỡi ngựa từ Nuoro đến làng Lula. Nhưng vì món ăn linh thiêng này đang có nguy cơ "biến mất" nên ba người phụ nữ duy nhất trên thế giới biết cách chế biến đã cố gắng cứu nó bằng cách làm cho nó dễ tiếp cận hơn với nhiều người.

Bà Paola Abraini, 67 tuổi, đã học các kỹ năng làm mì sợi từ mẹ của mình và mẹ của Paola Abraini cũng học từ mẹ của mình… trong nhiều thế hệ, món ăn lại được truyền thụ lại, nối tiếp nhau. Tuy nhiên, chỉ có một trong hai cô con gái của bà biết kỹ thuật cơ bản, nhưng thiếu niềm đam mê và sự kiên nhẫn cần thiết để tiếp nối truyền thống của gia đình.

Hai người phụ nữ duy nhất mà bà cố gắng truyền lại kiến thức của mình đó là cháu gái của Abraini và chị dâu của bà - người không có con gái để truyền tiếp bí kíp, vì vậy “su filindeu” đang có nguy cơ biến mất.

Trong những năm gần đây, Paola Abraini đã trở nên tuyệt vọng để cứu món mì mà mình vô cùng yêu thích, đến nỗi bà đã đến chính quyền địa phương để nhờ giúp mình thành lập một trường học dành cho những cô gái sẵn sàng trở thành những người làm “su filindeu” trong tương lai.

Họ nói với bà không có tiền cho trường học, vì vậy Paola Abraini quyết định mời các cô gái vào nhà của mình và dạy họ. Điều đó cũng không suôn sẻ, bởi vì tạo ra các sợi chỉ của chúa không phải là điều dễ dàng.

Tất nhiên, vẫn có người kiên trì theo đuổi, một cô gái theo học từ trường của bà Paola Abraini đã được mời đến Rome để giới thiệu kỹ năng làm món mì ống. Cô cũng bắt đầu làm món mì hiếm có trong một số nhà hàng ở thủ đô Italia. Lần đầu tiên, món mì ống su filindeu tuyệt hảo được giới thiệu cho những người khách không phải đi hành hương hàng ngàn cây số mới được thưởng thức.

Nhưng tại sao sợi mì thần thánh lại khó làm đến vậy? Nó chỉ bao gồm ba thành phần là hoa bột báng, nước và muối nhưng vì mọi thứ đều được làm bằng tay nên bản thân quá trình đó cũng rất khó khăn và tốn thời gian.

Sau khi trộn đều các nguyên liệu, bột sẽ được nhào trong một thời gian rất dài để kéo dài sợi, chìa khóa để tạo nên những sợi bánh cực kỳ dài và mỏng.

Paola Abraini cuộn bột thành 8 sợi dài và mỏng, sau đó gấp chúng lại, cắt đôi và kéo dài chúng lại. Quá trình này được lặp lại 32 lần, cho đến khi thu được 256 sợi mì ống cực kỳ mỏng. 

Sau đó, các sợi được kéo căng trên một khay tròn, phẳng gọi là "fundu" thành ba lớp chồng lên nhau và phơi nắng trong vài giờ, để khô. Các lớp mì dính vào nhau, do đó tạo ra một thiết kế giống như vải. Nó sẽ được bẻ ra và nấu chín để thưởng thức.

Vào năm 2015, một nhóm kỹ sư từ thương hiệu mì ống nổi tiếng thế giới Barilla đã đến thăm các sợi mì của god master, với hy vọng tìm ra cách tái tạo mì ống bằng máy, nhưng dường như họ đã thất bại.

Sau đó, siêu sao đầu bếp Jamie Oliver đến thăm Abraini và cố gắng học hỏi kỹ thuật của cô, nhưng đã bỏ cuộc sau hai giờ cố gắng. Và đây chỉ là những ví dụ đáng chú ý nhất mà hàng trăm người khác đã thử và thất bại.

Một dự án nhằm phân loại và bảo tồn các truyền thống ẩm thực có nguy cơ "tuyệt chủng" cao nhất trên thế giới, trong số gần 4.000 món được liệt kê, su filindeu là món mì hiếm nhất và có nguy cơ cao nhất.

Raffaella Ponzio, trưởng nhóm điều phối viên của Ark of Taste, cho biết: "Đây là một trong những loại thực phẩm có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, nguyên phần phần lớn cũng là do đây là một trong những loại mì khó làm nhất".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ