Chuyên gia đầu ngành hội chẩn 2 ca bệnh COVID-19 nặng

GD&TĐ - Sáng 7/1, Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán và điều trị COVID-19 đã hội chẩn 2 ca bệnh COVID-19 nặng đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ cơ sở 2 và BVĐK Trung ương Quảng Nam.

Bệnh nhân 1405 hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân 1405 hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: BVCC.

Theo đó, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán và điều trị COVID-19, GS.TS Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng Tổ hội chẩn - đã chủ trì buổi hội chẩn 2 ca bệnh COVID-19 nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Đây là lần hội chẩn quốc gia đầu tiên sau một thời gian dài các bệnh nhân COVID-19 Việt Nam diễn biến ổn định, không có bất thường hay chuyển biến nặng.

Tham dự Hội chẩn có các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hô hấp, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, huyết học, vi sinh, tim mạch, dinh dưỡng… của nhiều bệnh viện như: Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh nhiệt đới TP HCM, Trung ương Huế,…

Bệnh nhân thứ 1 được các chuyên gia hội chẩn là BN1465, 61 tuổi, quê ở Bà Rịa - Vũng Tàu, từ Mỹ về Việt Nam hôm 21/12, cách ly tại Quốc Oai, Hà Nội.

Người phụ nữ này có tiền sử cắt thùy giáp bên phải. Ngày 26/12, bà xuất hiện mệt mỏi, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai, sau đó chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vào ngày 31/12.

Những ngày tiếp theo bệnh nhân mệt nhiều, run chân tay, chán ăn. Hiện bệnh nhân đã được sử dụng an thần, thở máy.

Tại buổi hội chẩn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương xin ý kiến biểu hiện suy giáp, cơ yếu, thường xuyên có cơn rét run, hạ thân nhiệt, "cơn bão cytokine" xuất hiện; biểu hiện suy tim, tắc mạch phổi; xem xét sử dụng huyết thanh của người khỏi bệnh.

Đối với trường hợp bệnh nhân này, Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương xem xét lọc máu, xem xét đặt ECMO cho bệnh nhân. Đồng thời theo dõi các thông số dịch, tăng cường dinh dưỡng tĩnh mạch, theo dõi các chỉ số về tim mạch, nội tiết.

Đặc biệt, Hội đồng chuyên môn cũng điều phối thuốc hiếm "remdesivir" từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để kịp thời điều trị bệnh nhân; Bệnh viện cũng tăng cường nhân lực để theo dõi sát tình trạng bệnh nhân.

Trường hợp thứ 2 được hội chẩn là BN1405, 74 tuổi, từ Mỹ nhập cảnh vào Việt Nam, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Người đàn ông này có tiền sử mắc một loạt bệnh mãn tính: Viêm gan B mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2.

Bệnh nhân nhập viện vào ngày 7/12 vì nôn ra máu. Bệnh nhân cũng có viêm phổi nặng; nhiễm amip đường ruột; biểu hiện xuất huyết tiêu hóa; tăng huyết áp, suy tim, viêm gan B mạn; suy gan/ xơ gan tiến triển…

Hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, nhưng bụng chướng nhẹ; tràn dịch màng phổi 2 bên. Cụ ông 74 tuổi viêm phổi do SARS-CoV-2 bội nhiễm kèm theo nhiều bệnh nền nặng.

Các chuyên gia nhận định nam bệnh nhân này đã được Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam điều trị tích cực, hiện có những tiến triển tốt hơn song tiên lượng còn nặng. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sát sao, được báo cáo ngay Hội đồng chuyên môn nếu có diễn biến bất thường.

Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 1. Đến nay, Việt Nam đã phát hiện 1.505 ca mắc COVID-19. Tổng số ca COVID-19 khỏi bệnh ở nước ta là 1.353. Có 35 người đã tử vong sau âm tính từ 3-4 lần. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 27 người đã chuyển âm tính ít nhất một lần với SARS-CoV-2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.