Chúng ta đứng thẳng nhờ… siêu tân tinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đang suy xét xem có phải các siêu tân tinh đã giúp tổ tiên chúng ta đứng thẳng trên 2 chân; và kết quả tiếp theo của hiện tượng này là sự xây dựng nhà thờ, tên lửa và sản xuất iPhone.

Chúng ta đứng thẳng nhờ… siêu tân tinh

Các siêu tân tinh luôn luôn bắn phá Trái đất bằng luồng năng lượng vũ trụ. Đỉnh điểm của loạt bắn phá này diễn ra khoảng 2,6 triệu năm trước. Luồng điện tử trong tầng khí quyển thấp đã khởi động một chuỗi sự kiện, dẫn đến sự hình thành họ người, chẳng hạn như homo habilis, còn gọi là người tối cổ.

Các tác giả của công trình nghiên cứu, công bố trên tạp chí Journal of Geology của ĐH Chicago (Mỹ), cho rằng sự ion hóa khí quyển lúc bấy giờ đã gây ra sự gia tăng hiện tượng sét đánh, dẫn tới cháy rừng trên toàn cầu. Những khu rừng bị đốt cháy được thay thế bởi các trảng cỏ (savanna). Dường như đây là nguyên nhân để tổ tiên người homo sapiens đứng và di chuyển trên 2 chân – họ buộc phải thích nghi với cuộc sống trên trảng cỏ ở Đông Bắc châu Phi.

Người ta cho rằng trước đó đã xuất hiện xu hướng đi bằng 2 chân. Tuy nhiên, 2 chân sau chủ yếu được sử dụng khi trèo cây. Đến khi trảng cỏ thế chỗ các khu rừng bị cháy, họ người buộc phải di chuyển nhiều hơn trên mặt đất. Vì vậy, xuất hiện khả năng đứng thẳng trên 2 chân để nhô đầu lên khỏi tầng cỏ và quan sát thú dữ.

Như vậy, việc buộc phải sống trong trảng cỏ đã khiến cho những kỹ năng nói trên chiếm ưu thế và khiến cho tổ tiên của chúng ta đứng thẳng được trên 2 chân.

Sau khi phân tích các vỉa đồng vị sắt 60, các nhà khoa học đi đến kết luận là các siêu tân tinh đã phát nổ trong lân cận vũ trụ, gần hành tinh của chúng ta. Trên cơ sở đó, họ tính được sự ion hóa khí quyển do bức xạ vũ trụ từ các siêu tân tinh gây ra. Tất cả cho thấy, mức độ ion hóa tăng lên tới 50 lần. Khi đó bức xạ vũ trụ có cường độ rất cao và thâm nhập cả vào những tầng khí quyển thấp. Theo các tác giả Andrian Melott và Brian Thomas ở ĐH Washburn (Mỹ), “sự ion hóa trong tầng khí quyển thấp chứng tỏ sự giàu có về các điện tử có khả năng tạo ra nhiều tia sét hơn”. Các nhà khoa học khẳng định sự gia tăng số lượng các vụ cháy rừng trong giai đoạn này dựa trên cơ sở phát hiện các vỉa than, thích ứng với thời gian bức xạ vũ trụ bắn phá Trái đất.

“Chúng tôi cho rằng các vụ nổ siêu tân tinh có liên quan đến sự tiến hóa của loài người ở Đông Bắc châu Phi” – ông Melott khẳng định.

Ông Melott cũng cho biết, trong tương lai gần, sự kiện như trên sẽ không lặp lại. Ngôi sao gần chúng ta nhất có khả năng biến đổi thành siêu tân tinh trong vòng vài triệu năm tới là ngôi sao Betelgeuse, ở cách Trái đất khoảng 652 năm ánh sáng.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.