Chửa trứng có nguy hiểm?

Bệnh chửa trứng khiến nhiều phụ nữ bị sẩy thai, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Chửa trứng có nguy hiểm?

- Tôi 35 tuổi, lấy chồng được 2 năm nhưng chưa có con mặc dù đã có thai 2 lần và đều bị sẩy. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị chửa trứng. Tôi hoang mang chưa hiểu bệnh này như thế nào, có nguy hiểm không và nguyên nhân?

Bác sĩ Phương Thu tư vấn:

- Bình thường nhau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Khi nhau thai sản sinh quá mức, phát triển thành khối không được kiểm soát được sẽ được gọi là chửa trứng (trong dạ con có nhiều nang trông như các quả trứng hoặc chùm nho).

Chửa trứng có những biểu hiện khá điển hình, đó là nghén nặng, nôn hoặc buồn nôn; chảy dịch đầu vú bất thường; bụng to nhanh, nếu sẩy thai trứng sẽ ra máu âm đạo, thậm chí băng huyết, đau bụng dưới... Biến chứng có thể gặp của thai trứng là ung thư gai rau.

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây chửa trứng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học cho thấy có thể do sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ.

Nếu phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, quá trình thụ tinh dễ gặp bất thường. Ngoài ra, những nguyên nhân như sai sót ở trứng, bất thường ở dạ con, thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, axit folic... dễ có nguy cơ bị thai trứng toàn phần. 

Bình thường, chửa trứng không nguy hiểm vì khoảng 80% là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ.

BS Phương Thu

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống/zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ