Theo các quan sát mới nhất từ Trung tâm Dữ liệu Quốc gia Hoa Kỳ về Băng và Tuyết (NSIDC) ở Boulder, Colorado, cho thấy mức độ băng biển đã giảm xuống mức thấp hơn trong năm nay. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy trong đồ thị dưới đây qua đường màu đỏ tươi.
Mật độ băng thưa thớt, tụt giảm ở ngưỡng báo động trong năm 2017.
Ở Bắc Cực, độ bao phủ băng biển đạt mức thấp là kết quả của sự nóng lên toàn cầu và các sự kiện thời tiết trên toàn cầu do ảnh hưởng liên quan. Nhưng ở Nam Cực, mật độ băng biển theo mùa thấp như hiện nay chỉ có thể là kết quả của sự thay đổi tự nhiên.
Mức độ băng biển ở Bắc Cực nên được phát triển nhanh chóng trong mùa đông ở bán cầu Bắc. Tuy nhiên, không chỉ nhiệt độ ở Bắc Cực ấm lên nhanh chóng, mùa đông còn chịu sự xâm nhập ảnh hưởng của những luồng gió ấm lặp đi lặp lại nên đã đẩy nhiệt độ ở đây cao trên mức trung bình.
Trên thực tế, thời tiết vào mùa đông đã ấm lên tới mức độ bao phủ băng biển tạm thời bị thu hẹp, được biểu hiện bằng đường màu xanh trong đồ thị dưới đây.
Thời tiết mùa đông có nhiều diễn biến bất thường do lượng băng tụt giảm.
Trong khi đó tại Nam Cực, diện tích băng biển đã giảm nhanh hơn bình thường trong mùa hè ở phía Nam, qua đường màu xanh trong đồ thị dưới đây.
Băng giảm nhanh vào mùa hè ở Nam Cực.
Mức độ của băng biển theo mùa ở Nam Cực được dự kiến sẽ giảm trong thời gian dài khi sự nóng lên toàn cầu vẫn tiếp diễn, nhưng sự sụt giảm này chưa bắt đầu. Trên thực tế, diện tích băng biển trung bình vào mùa đông tại Nam Cực đã tăng lên một phần kể từ khi bắt đầu quan sát vào năm 1979.
Trong khảo sát vùng Nam cực nước Anh tiến hành tại Đại học Cambridge, Anh, nhà khí hậu học John Turner cho biết : "Khí hậu ở Nam Cực đang biến đổi rất nhiều".
Mật độ băng biển tăng lên và thấp xuống bất thường như hiện nay là kết quả của sự thay đổi tự nhiên.
Nguyên nhân trực tiếp của sự sụt giảm băng nổi hiện nay có thể là một sự suy yếu của gió xung quanh vùng Nam Cực trong tháng 11/2016. Ông Turner cho biết : "Đó là một tháng rất đặc biệt. Những thay đổi tương đối nhỏ trong gió có thể gây ra ảnh hưởng lớn trên băng biển".
Ngược lại ở Bắc Cực, có một sự suy giảm băng biển dài hạn do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Cường độ nóng lên dường như đang làm suy yếu sức gió bao quanh vùng cực, cho phép luồng khí ấm áp xâm nhập vào Bắc Cực.
Khi luồng khí ấm áp xâm lấn, không khí lạnh sẽ tràn về phía nam. Đây là lý do tại sao nhiều khu vực tại châu Á và châu Âu phải trải qua thời tiết lạnh giá bất thường vào mùa đông này.
Do mức băng biển thấp đồng thời ở cả hai cực nên tổng diện tích băng trên hành tinh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Theo nhà khí tượng học Eric Holthaus cho biết, việc phục hồi lại mức băng biển như trước đây ở Bắc Cực cho thấy mật độ băng hiện nay có khả năng là thấp nhất trong hàng ngàn năm qua.
Mức băng biển ở Bắc Cực có thể tăng trở lại trong vài năm tới trước khi giảm xuống mức thấp hơn. Theo Ed Hawkins, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Reading (Anh), đã ví sự suy giảm băng biển dài hạn ở Bắc Cực như là một quả bóng nảy xuống một ngọn đồi.
Xu hướng chung là giảm xuống, nhưng sự sụt giảm lớn này thường đến sau khi có những tín hiệu phục hồi cụ thể.