Chủ động thoát trầm cảm sau sinh

GD&TĐ - Chứng trầm cảm sau sinh đang ngày càng tăng do nhiều áp lực trong xã hội hiện đại. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sản phụ, khiến họ không hứng thú với cuộc sống hôn nhân, đánh mất hạnh phúc. 

Vận động phù hợp sau sinh để tạo cơ thể khỏe khoắn
Vận động phù hợp sau sinh để tạo cơ thể khỏe khoắn

Điều đó cho thấy ngay từ khi người mẹ mang bầu đến khi sau sinh, việc chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cần được quan tâm và có chế độ phù hợp.

Nhận diện bệnh

Khi bị trầm cảm sau sinh, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng quá mức. Một số dấu hiệu sớm của bệnh mà các mẹ cần quan tâm đó là: Sau sinh, bà mẹ hay ghen dù chồng vẫn yêu chiều; hoặc đẻ xong tự nhiên cảm thấy ghét đứa con vừa sinh ra dù không lí do. Còn những biểu hiện của trầm cảm sau sinh là suy nhược cơ thể, cảm giác mệt mỏi, đuối sức, không thể tập trung vào công việc, mất niềm tin cuộc sống. Triệu chứng nữa là bà mẹ lo lắng bất thường, lo lắng quá mức. Trong đó dễ thấy nhất là triệu chứng mất ngủ, khó ngủ, mất tập trung…

Khi bị trầm cảm sau sinh các bà mẹ thường đổ lỗi cho ai đó. Ví dụ họ cho rằng đứa con vừa sinh ra phá vỡ hạnh phúc vợ chồng sẽ trở nên ghét bỏ con. Hoặc nếu đổ lỗi do chính mình, bệnh nhân TCSS sẽ có những hành động tự hủy hoại bản thân, thậm chí là tự vẫn. Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hãm hại nên tìm cách trả thù, đối phó với bất kì ai đó. Nói chung sản phụ sau sinh bị trầm cảm sẽ có những biểu hiện cảm xúc khác lạ. Người phụ nữ không biết tại sao luôn có ý nghĩ bất mãn, không ai quan tâm, cuộc sống không hạnh phúc”.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Khi nặng, người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử. Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại…

Chủ động phòng tránh

Vai trò của bản thân trong quá trình chủ động đối phó với trầm cảm sau sinh vô cùng quan trọng. Các mẹ cần phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Đau và nhức xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến. Cần nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho con bú. Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh nặng nề hơn. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói. Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày.

Sau khi sinh con, các mẹ cũng nên thay đổi tư thế nằm, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát sản dịch ra nhanh. Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 giờ thì có thể trở mình nằm nghiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú. Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột, nhưng khi mới vận động không nên quá lâu để tránh bị mệt, tăng dần theo thời gian. Thời gian bắt đầu ra khỏi giường và vận động có sự khác nhau tùy tình trạng cơ thể của mỗi người. Với những người mẹ thể chất yếu hay đẻ khó phải mổ thì không nên cố gắng vận động sớm.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lưu ý các mẹ việc vận động ở đây chỉ sự vận động nhẹ nhàng chứ không phải hoạt động thể lực, càng không nên lao động chân tay quá sớm, rất dễ dẫn đến giãn thành âm đạo, hoặc sa tử cung.

Người mẹ sau khi vượt cạn cơ thể bị suy nhược, chức năng các cơ quan có sự biến đổi lớn, tạm thời mất cân bằng, cần phải ngủ và nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục nguyên khí, gánh vác nhiệm vụ nuôi con thiêng liêng của người mẹ.

Đối với các gia đình, trước tiênphải tạo cho hai mẹ con một môi trường dễ chịu, yên tĩnh, sáng sủa, sạch sẽ và vệ sinh. Phòng ngủ cần phải giữ nhiệt độ ổn định 22 - 24oC là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu.

Vấn đề kiêng cữ của bà mẹ sau sinh cũng cần cẩn thận. Quan điểm “kỵ gió” đối với các bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn khá phổ biến. Thực ra, thông gió trong phòng rất tốt cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Người ta vẫn thường hay nói rằng, trong thời gian ở cữ, nếu gặp gió thì bà mẹ sẽ bị đau đầu, viêm khớp... thực tế đã chứng minh điều này hoàn toàn không có cơ sở. Tất nhiên, cũng không nên để gió thổi thẳng vào mặt tránh bị lạnh...

Các bà mẹ sau sinh cũng cần đặc biệt chú ý bảo vệ sức khỏe thông qua chế độ ăn uống. Nên ăn các loại thức ăn nhẹ dễ tiêu, không có chất kích thích, nếu mổ đẻ thì chờ sau khi trung tiện mới được ăn. Hàng ngày có thể dùng nước nóng lau người, cần chú ý sự biến đổi của máu đẻ và giữ vệ sinh âm hộ, phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương vùng tầng sinh môn hay vết mổ ở bụng…

Thắc mắc về chế độ tắm giặt sau sinh của các mẹ sao cho hơp lý cũng luôn được đặt ra. Thời gian bắt đầu tắm gội và cách thức tiến hành, các bà mẹ trong thời kỳ sau đẻ cần lưu ý để vừa giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ vừa tránh tổn thương cho vùng tầng sinh môn. Từ 3 - 4 ngày sau sinh, da dẻ toàn thân bà mẹ có cảm giác dính do mồ hôi, cảm thấy bứt rứt khó chịu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dễ dẫn đến một số bệnh tật, lúc này có thể tắm được, nhưng chỉ nên tắm đứng không nên tắm bồn. Có thể dùng nước ấm pha muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa tầng sinh môn.

Sau khi sức khỏe đã phần nào hồi phục, ngoài việc cho con bú, ăn uống nghỉ ngơi, người mẹ có thể nghe nhạc, xem vô tuyến nhằm điều tiết trạng thái căng thẳng của mình. Điều này rất có lợi cho lòng tự tin khi chăm sóc con nhỏ của người mẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý là thời gian xem vô tuyến không nên kéo dài, khoảng cách đến màn hình không được quá gần để mắt không bị mỏi, không nên xem những chương trình gây xúc động mạnh…

Với các bà mẹ sau sinh, việc ra khỏi giường vận động sớm có thể thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể đưa sản dịch thoát ra ngoài, từ đó giảm khả năng bị nhiễm khuẩn và còn có thể làm giảm khả năng mắc các bệnh tật trong thời kỳ sau đẻ..

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nam Định FC thua đáng tiếc Thể Công Viettel trên sân Hàng Đẫy.

Nam Định thua sốc Thể Công Viettel

GD&TĐ - Xuất sắc đánh bại Nam Định trên sân nhà, Thể Công Viettel cải thiện đáng kể vị trí trên bảng xếp hạng sau vòng đấu thứ 19.