Chủ động chọn người nhận học bổng nghiên cứu sinh

GD&TĐ - Việc cử người đi học nghiên cứu sinh ở nước nào (theo chương trình học bổng của Nhà nước thời gian tới) sẽ tùy thuộc vào mong muốn và lựa chọn của các trường ĐH. Bộ GD&ĐT không can thiệp vào quyết định cử người đi học nghiên cứu sinh của các trường. Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ mới đây.

Trong một thảo luận mới đây với Bộ GD&ĐT, đại diện Chính phủ Pháp tại Việt Nam quan tâm tới vấn đề cấp học bổng cho nghiên cứu sinh Việt Nam thời gian tới. Ảnh: Thanh Tuấn
Trong một thảo luận mới đây với Bộ GD&ĐT, đại diện Chính phủ Pháp tại Việt Nam quan tâm tới vấn đề cấp học bổng cho nghiên cứu sinh Việt Nam thời gian tới. Ảnh: Thanh Tuấn

Không “phân phối” chỉ tiêu

Trong cuộc thảo luận mới đây giữa Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng đại diện các Vụ, Cục chức năng với Đại sứ CH Pháp tại Việt Nam và đại diện Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới Pháp, xung quanh “Thỏa thuận hành chính” (ký năm 2016 giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Bộ GD quốc gia, Giảng dạy ĐH và Nghiên cứu cộng hòa Pháp về việc công nhận các quá trình đào tạo và văn bằng, nhằm tạo điều kiện cho HS, SV tiếp tục theo học GD ĐH và GD chuyên nghiệp tại các nước đối tác), dự kiến ký tiếp vào tháng 6/2019, Đại sứ Bertrand Lortholary đã thông tin về chương trình học bổng mới của Pháp về đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam.

Theo đó, đầu năm 2019, Chính phủ Pháp đã thông qua một chương trình học bổng đào tạo nghiên cứu sinh của Việt Nam, thay cho Chương trình 911 (đã dừng từ năm 2017).

Chương trình học bổng mới, Bộ GD&ĐT sẽ phân cấp hết cho các trường ĐH chủ động thực hiện việc cử người đi học.

“Được nhận bao nhiêu suất học bổng tùy thuộc vào đề xuất của từng trường ĐH. Năm nay Bộ sẽ để các trường chủ động đề xuất, trên cơ sở năng lực và nhu cầu thật của trường. Khi đã chủ động đề xuất thì trường phải có những ứng viên bảo đảm điều kiện, năng lực, dựa trên tiêu chí chung mà Bộ GD&ĐT đưa ra”.

Ưu tiên nghiên cứu sinh Việt Nam

Trao đổi về vấn đề cấp học bổng cho nghiên cứu sinh của Việt Nam, ngài Bertrand Lortholary, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam khẳng định: Pháp mong muốn cùng chính phủ Việt Nam giúp đỡ cho các nghiên cứu sinh có được học bổng thỏa đáng để đảm bảo điều kiện sống và học tập.

Chất lượng đào tạo ĐH của Pháp được xếp đứng hàng thứ tư trên thế giới. Pháp là quốc gia hàng đầu châu Âu thu hút du học sinh từ Việt Nam. Có hơn 7.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Pháp. Theo tính toán của phía Pháp, chi phí cho một SV tại Pháp dao động khoảng từ 10.000 - 15.000 euro/năm.

Theo tính toán mức học phí dự kiến tăng vào mùa thu năm 2019, thay vì SV nước ngoài học tại các trường công lập của Pháp trả phí ghi danh từ 250 đến 300 euro/năm trước đây, thì tăng học phí sẽ phải trả 2.770 euro phí ghi danh chương trình cử nhân, 3.770 euro cho chương trình thạc sĩ.

Chính phủ Pháp cũng như các trường ĐH của nước này dự kiến tăng gấp 3 số lượng học bổng (từ 7.000 lên tới 21.000). Bên cạnh học bổng của Chính phủ Pháp, SV Việt Nam có thể tiếp cận các học bổng của Quỹ Ondon Vallet (Thông tin về các loại học bổng có thể tham khảo trên địa chỉ website của Cơ quan Hỗ trợ du học Pháp Campus France).

Ngay từ khi trở thành Đại sứ của Cộng hòa Pháp (vào tháng 10/2016), trong lần trao đổi với báo chí, ông Bertrand Lortholary đã khẳng định 4 ưu tiên. Trong đó có ưu tiên giúp thế hệ trẻ Việt Nam gần gũi hơn với nước Pháp (bên cạnh các ưu tiên về thúc đẩy quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, biến đổi khí hậu).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.