Trong đó nhấn mạnh: các phòng GD&ĐT kiểm tra, rà soát kỹ và thống kê các cơ sở, trường học ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bão, lũ quét, lũ bùn đá, sạt lở đất để có chỉ đạo cụ thể và có kế hoạch phòng tránh khi có mưa lũ xảy ra;
Tùy theo điều kiện cụ thể, các đơn vị chủ động cho học sinh nghỉ học hoặc có kế hoạch sơ tán học sinh nhằm chủ động phòng tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng của cán bộ, giáo viên, học sinh.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch và chủ động các phương án phòng chống lụt, bão một cách cụ thể, chi tiết để ứng phó với bão số 10; phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên trong Ban Chỉ đạo của đơn vị và bố trí sẵn lực lượng trực 24/24; chủ động chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phòng chống lụt bão có thể xảy ra.
Thường xuyên cập nhật thông tin, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn tài sản, thiết bị dạy học tại những khu vực thường xuyên bị ngập lũ, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối các khu vực thấp trũng thường xuyên bị ngập úng để sẵn sàng triển khai thực hiện;
Chủ động chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phòng chống lụt bão, dự kiến những vị trí để di chuyển tài sản, sách báo, thiết bị dạy học về nơi an toàn, đề phòng mưa dột, đổ vỡ.
Các đơn vị trường học phải thường xuyên theo dõi thông tin, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương để nắm bắt tình hình và có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả.