Chính sách hỗ trợ đối với giáo viên mầm non nghỉ hưu

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Cử tri đề nghị Nhà nước có chính sách giúp các đối tượng này đóng Bảo hiểm xã hội, cộng cả thời gian trước đây vào thời gian công tác để được hưởng Bảo hiểm xã hội theo quy định; đề nghị có chính sách hỗ trợ đối với giáo viên đã nghỉ hưu trước thời điểm có quy định hưởng chế độ thâm niên để các đối tượng này bớt thiệt thòi.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Theo quy định, trước năm 1995, giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non (GVMN) ngoài công lập không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Từ năm 1999 trở lại đây, Nhà nước có chính sách quy định giáo viên mầm non ngoài công lập có ký hợp đồng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Để tạo điều kiện cho những GVMN nói trên có đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, Bộ GD&ĐT đã phối hợp BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện BHXH, bảo hiểm y tế đối với người lao động thuộc các cơ sở giáo dục mầm non (Công văn số 2150/GDĐT-BHXH ngày 22/3/2004).

Theo đó, những người lao động có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở mầm non từ trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP mà chưa tham gia đóng BHXH, thì có thể đóng BHXH cho thời gian từ tháng 1/1995 đến khi đã tham gia đóng BHXH. Mức đóng bằng 15% mức tiền lương tính trên mức tiền lương do Nhà nước quy định tại thời điểm thu nộp.

Đối với những giáo viên nghỉ hưu vào giai đoạn 2011-2014, sẽ có từ 16-20 năm đóng BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, phần lớn GVMN vẫn không đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng. Đến năm 2011, theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện cho GVMN chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Trên cơ sở đó, giáo viên mầm non tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2011; đến hết năm 2014, có vừa đủ 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.

Việc quy định cho GVMN ngoài biên chế được truy đóng BHXH ngược về năm 1995 và quy định về số năm đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí phù hợp với đối tượng GVMN cao tuổi, thể hiện sự quan tâm của nhà nước với đội ngũ GVMN ngoài biên chế.

Về đề nghị Nhà nước có chính sách giúp các GVMN đóng BHXH cộng cả thời gian trước đây vào thời gian công tác để được hưởng BHXH theo quy định, Bộ GD&ĐT ghi nhận ý kiến cử tri, sẽ có ý kiến với BHXH Việt Nam.

Về chính sách hỗ trợ đối với giáo viên đã nghỉ hưu trước thời điểm có quy định hưởng chế độ thâm niên, ngày 30/8/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

Sau 5 năm thực hiện, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với BHXH Việt Nam, các Bộ/ngành liên quan tổ chức Tổng kết công tác thực hiện Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg và có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất văn bản thay thế Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg (Báo cáo số 971/BC-BGDĐT ngày 9/10/2018).

Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 10605/VPCP-KGVX ngày 1/11/2018 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đồng ý việc xây dựng văn bản thay thế Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang triển khai thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...