Cuộc thi này, về cốt lõi, là để giải quyết một vấn đề phức tạp về hình học và tạo tuyến bằng cách sử dụng các nguồn lực hạn chế sẵn có. NASA yêu cầu những người tham gia tưởng tượng rằng, trong 10.000 năm tới, loài người quyết định tất cả cùng nhau lên đường đi tới các vì sao. Nhưng tồn tại những rào cản phức tạp trong việc thực hiện ý tưởng này.
“Mặc dù công nghệ và kiến thức đã có sự phát triển vượt bậc”, NASA tiết lộ về tương lai tưởng tượng này, “chúng ta vẫn phải bất lực trước các định luật quán tính và vẫn còn xa mới có thể di chuyển tức thời trong không gian như những con tàu được mô tả trong khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, chúng ta đã có những bước tiến lớn trong việc sinh sống trong không gian, như các tàu định cư tự lực có thể du hành xuyên vũ trụ trong hàng trăm nghìn thế hệ, khiến con người có thể tiếp cận và định cư ở các hệ sao khác”.
Những người tham gia cuộc thi được yêu cầu vạch ra kế hoạch xây dựng thuộc địa của nhân loại trong những điều kiện này từ Hệ Mặt trời của chúng ta ở rìa Dải Ngân hà. Một tàu định cư (có tuyến đường được thể hiện bằng một đường trên bản đồ) có thể đi từ bất kỳ một Hệ Mặt trời nào đến Hệ Mặt trời khác. Khi con tàu đó đến, nhiều tàu nhỏ khác có thể rời khỏi Hệ Mặt trời mới đó, tản ra nhiều hướng. NASA đã đánh giá các đề xuất dựa trên số lượng hệ thống sao họ đi tới, diện tích họ bao phủ và mức độ năng lượng thấp nhất mà họ sử dụng để di chuyển tàu.
Đội chiến thắng mang tên là NUDT-XSCC, với các thành viên đến từ Trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Công nghệ Quốc phòng và Phòng thí nghiệm Động lực học nhà nước tại Trung Quốc. Họ đã trở thành người chiến thắng thứ mười của Cuộc thi Tối ưu hóa Quỹ đạo Toàn cầu của NASA và nhóm này sẽ trình bày một bản báo cáo về kết quả của họ vào tháng 8 tới tại Hội nghị Chuyên gia Astrodynamics ở Maine (Mỹ).
Có lẽ, câu hỏi liệu con người có nên cố gắng chinh phục thiên hà hay không sẽ là nguồn cảm hứng vô tận trong các cuộc thảo luận được cho là viễn tưởng trong thời điểm này...