Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ nhiều vàng nhất Ấn Độ

Giữ kỷ lục 158 kg vàng có giá trị lên tới 67 triệu USD, ngôi đền cổ Shree Siddhivinayak thờ thần Ganesha tại Mumbai (Ấn Độ) cần tới 65 nhân viên bảo vệ và được trang bị với nhiều camera giám sát.

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ nhiều vàng nhất Ấn Độ

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ nhiều vàng nhất Ấn Độ - Ảnh 1

Bên ngoài ngôi đền Siddhivinayak (Ảnh: InsightIndia.blogspot)

Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới. Qua nhiều thế kỷ, các ngôi đền cổ ở Ấn Độ đã thu thập được hàng tỷ đô la trang sức, vàng thỏi và đồng tiền vàng. Tất cả đều được cất giấu trong các hầm mộ. Shree Siddhivinayak là một trong những ngôi đền giàu có nhất Ấn Độ.

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ nhiều vàng nhất Ấn Độ - Ảnh 2

Ngôi đền thờ thần Gansesha có đầu voi. (Ảnh: Wordpress)

Mỗi năm Ấn Độ nhập khẩu khoảng 800-1.000 tấn vàng và con số này sẽ giảm 1/4 nếu các ngôi đền tham gia đề án gửi vàng vào ngân hàng lấy lãi của chính phủ.

Tuy nhiên, một số người không hài lòng với ý tưởng trên, vì lo ngại những đồ cúng tiến của họ có thể bị nung chảy. Các gia đình Ấn Độ thường không tin tưởng vào các tổ chức tài chính và thường lưu truyền vàng từ đời này qua đời khác.

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ nhiều vàng nhất Ấn Độ - Ảnh 3

Các tín đồ Ấn Độ giáo tới làm lễ tại ngôi đền. (Ảnh: siddhivinayak.org)

Một nhà buôn vàng tại Mumbai cho biết, ông và cha mình đã hiến tặng khoảng 200kg vàng cho đền Siddhivinayak và các ngôi đền khác trong nhiều năm qua. Ông cho rằng sẽ là tội lỗi nếu các ngôi đền kiếm tiền từ số vàng được cúng tiến.

"Tôi cúng tiến cho các vị thần chứ không phải cho quỹ tín dụng của ngôi đền nào cả", nhà buôn 52 tuổi tuyên bố.

Theo ĐSPL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.