Chi tiết cách làm bánh Trung thu cực xinh lại đơn giản

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để có hương vị Rằm tháng 8, ngay từ sớm, hội chị em yêu bếp đã tự tay làm bánh Trung thu tại nhà với những kiểu dáng độc đáo, hương vị mới lạ.

Màu sắc vỏ bánh được tạo nên bởi bột dâu tây, bột khoai tím và bột trà xanh cực hút mắt.
Màu sắc vỏ bánh được tạo nên bởi bột dâu tây, bột khoai tím và bột trà xanh cực hút mắt.

Bạn Đỗ Thu Thủy (stylist) khiến những thành viên của group "Yêu Bếp" trầm trồ với mẻ bánh Trung thu nướng cực hút mắt.

Nguyên liệu vỏ bánh (3 chiếc bánh 150g)

100g bột mì

65g nước đường (dùng loại đường ngô Hàn Quốc).

10 dầu ăn.

3g bơ đậu phộng.

7g bột rau củ (hồng - bột dâu tây, tím - bột khoai tím, xanh - bột trà xanh).

Nửa lòng đỏ trứng gà (loại trứng gà so).

Về màu sắc của bánh, bạn Thu Thủy dùng bột rau củ tự nhiên nên màu không được tươi. Các bạn có thể pha màu bằng màu thực phẩm, pha khoảng 7ml nước màu ( 1 giọt màu + 5 giọt trắng và 7ml nước sẽ ra màu pastel rất xinh).

Cách làm vỏ bánh

Những chiếc bánh hình hoa đào có nhân kem phô mai trà xanh béo ngậy.

Những chiếc bánh hình hoa đào có nhân kem phô mai trà xanh béo ngậy.

Trộn đều nước đường, dầu ăn, bơ đậu phộng và lòng đỏ trứng gà bằng phới lồng cho tan hết.

Ở bát khác rây bột mì + bột rau củ tạo màu vào trộn đều (nếu dùng nước màu, bạn cho nước màu trộn cùng hỗn hợp đường luôn cho tan đều).

Cho khoảng bột mì vào hỗn hợp chất lỏng và trộn đều bằng phớt dẹt, sau đó bóp đều khoảng 3-5 phút.

Mỗi loại bột mì có độ hút nước khác nhau, do đó lượng bột cần dùng có thể thay đổi theo loại bột chứ không cố định như lượng ghi trong công thức. Do vậy, các bạn nên theo dõi và kiểm tra khi thấy bột đạt, hơi ướt, dẻo, đứng, không dính tay thì dừng lại.

Bột bánh nướng rất dễ bị chai và khô, dễ mất nét hoặc vỏ bánh bị khô khi nướng nên tốt nhất chỉ nên bóp chứ không nhào bột nếu không muốn thành bột bánh mì.

Bọc màng bọc thực phẩm để nghỉ tối đa 30 phút ở nhiệt độ phòng hoặc 2 giờ trong tủ lạnh, không để nghỉ quá lâu sẽ làm bột bị khô, đóng bánh không sắc nét.

Sau khi đã bọc nhân xong, dùng bột mì để chống dính 1 lớp mỏng bên ngoài viên bột và bên trong khuôn bánh. Dùng chổi lông phủi các phần bột thừa trên bánh sau khi đóng bánh xong.

Cách nướng bánh

Làm nóng lò 150 độ C trong 15 phút.

Lần 1 nướng 150 độ C trong 18 phút. Bánh đã được lấy ra xịt nước để nguội hẳn rồi phết hỗn hợp quết bánh (chú ý đặt giấy nến lên trên cho bánh không bị bay màu).

Lần 2 nướng 150 độ C trong 10 phút.

Để bánh nguội hẳn rồi đóng gói.

Với các loại vỏ bánh màu hiện đại, để giữ được màu vỏ bánh cần nướng ở nhiệt thấp trong thời gian dài hơn bánh truyền thống một chút. Vỏ bánh sau khi nướng vỏ bánh chuyển màu sáng hơn, trông thô và khi sờ vào thấy vỏ bánh cứng lại.

Để tránh việc bánh bị ngả màu vì nướng lâu, các bạn nên canh lò trong những phút cuối, khi thấy bánh đã chín thì lấy ra luôn.

Bánh sau khi nướng xong vỏ sẽ rất cứng, để qua 1 ngày dầu từ nhân chảy ra sẽ làm bánh mềm hơn.

Quết bánh

Bánh màu lòng trắng trứng + sữa 5ml.

Bánh truyền thống lòng đỏ trứng + sữa 5ml.

Quết 1 lớp thật siêu mỏng, tránh quết đi quết lại để không bị nổi bọt trứng trên bánh.

Bảo quản

Bánh được bọc nhân kem trứng tan chảy.

Bánh được bọc nhân kem trứng tan chảy.

Khi đóng gói, bạn nhớ cho thêm 1 gói hạt hút ẩm thực phẩm để bánh có thể giữ ở nhiệt độ thường 7 ngày với nhân đậu xanh hay các loại nhân bình thường, nhân kem chỉ được 3-4 ngày.

Bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng 10 ngày nhưng vỏ bánh sẽ hơi cứng nhưng nhân mát lạnh ăn rất ngon.

Bánh sau khi làm xong để qua 1 - 2 đêm cho ra dầu, vỏ bánh mềm hơn ăn sẽ ngon hơn.

Chúc các bạn thành công!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.