Chế độ thỉnh giảng cho giáo viên THCS?

GD&TĐ - Độc giả hỏi về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Tôi dạy học tại trường THCS công lập, có 2 giáo viên thỉnh giảng môn Giáo dục công dân. Xin hỏi, tiền thù lao một tiết thỉnh giảng cho giáo viên THCS hạng II là bao nhiêu tiền? Nguyễn Văn Thuần (vanthuan***@gmail.com)

* Trả lời:

Điều 9 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (ban hành kèm theo Thông tư số 44 /2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) có nêu, quyền của nhà giáo thỉnh giảng như sau: Được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.

Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của pháp luật.

Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết; được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 8 Quy định trên nêu rõ trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng như sau: Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục. Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng. Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng.

Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.

Căn cứ vào Quy định nêu trên, chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011, sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 11/2013/TT-BGDĐT ngày 29/3/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Bạn có thể căn cứ vào các văn bản này để kiến nghị với người đứng đầu cơ sở giáo dục để được xem xét, giải quyết thỏa đáng.

Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 15, Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Email: bandocgdtd@gmail.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Kỳ họp lịch sử

GD&TĐ - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng, là kỳ họp lịch sử quyết định những vấn đề lịch sử trong giai đoạn mới...

Minh họa/INT

Cầu không được, ước chẳng thấy

GD&TĐ - Sự can dự của Mỹ đã khuấy động chuyện tìm kiếm giải pháp chính trị hoà bình cho cuộc chiến ở Ukraine trong thời gian vừa qua.

Chủ tịch nước Lương Cường và Trưởng lão hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam dự khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.

Chủ tịch nước dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Chủ tịch nước Lương Cường dự khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững".