Cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua những hành vi ứng xử bất thường này của con

Gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, có hành vi bốc đồng không phù hợp với lứa tuổi, cư xử và có những hành vi bất thường là những dấu hiệu mà cha mẹ cần cảnh giác và kịp thời uốn nắn cho trẻ.

Cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua những hành vi ứng xử bất thường này của con

Các bậc cha mẹ có lẽ đã biết rằng hầu như tất cả trẻ em đều có những thời điểm cư xử không đúng đắn. Đó là một phần bình thường trong con đường lớn lên và trưởng thành của trẻ. Chúng ta cũng không có gì ngạc nhiên khi trẻ nhỏ thường xuyên phạm lỗi và "thử thách" độ kiên nhẫn, sự dễ tính của cha mẹ.

Nhưng đôi khi, chính cha mẹ khó có thể nhận biết được liệu hành vi của con có bình thường hay là chúng đang gặp vấn đề nghiêm trọng về thái độ ứng xử.

Để nhận biết được điều này, cha mẹ cần có hiểu biết nhất định về sự phát triển của trẻ theo từng nhóm tuổi. Đối với hành vi ứng xử của trẻ, không có thước đo cho hành vi bình thường bởi nó phụ thuộc vào lứa tuổi, tính cách, sự phát triển cảm xúc và môi trường giáo dục. Nhưng nhìn chung, hành vi ứng xử của con trẻ được coi là bình thường nếu nó phù hợp với sự phát triển, xã hội, và văn hóa.

Gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, có hành vi bốc đồng không phù hợp với lứa tuổi, cư xử và có những hành vi bất thường là những dấu hiệu mà cha mẹ cần cảnh giác và kịp thời uốn nắn cho trẻ.

Cha mẹ cần lưu ý rằng điều bình thường với trẻ nhỏ tuổi chưa chắc đã là đúng với trẻ vị thành niên. Trẻ đôi khi giận dữ, tranh luận và la hét thì đó không phải là bất thường, nhưng nếu những hành vi này xuất hiện thường xuyên hàng ngày, thì cha mẹ cần quan tâm và có biện pháp uốn nắn, bảo ban trẻ.

Dưới đây là một số dấu hiệu báo động con bạn có thể đang gặp rắc rối về hành vi ứng xử:

1. Nói chuyện thiếu tôn trọng, đáp "trả treo"

Thấy con có những hành vi ứng xử bất thường này cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua mà hãy uốn nắn, sửa chữa ngay-1

Cãi lời, đáp trả treo, nói chuyện thiểu tôn trọng là biểu hiện của hành vi ứng xử chưa phù hợp của trẻ (Ảnh minh họa).

Cách nói "trả treo" của trẻ 3 tuổi thì có thể là buồn cười, đáng yêu, nhưng nếu con đã 7 tuổi và sẵn sàng cãi lại cha mẹ thì đó có thể là hành vi chưa đúng đắn.

- Cha mẹ cần khéo léo khuyến khích và khen ngợi vì con đã làm theo hướng dẫn, tức giận cũng là điều bình thường thôi, còn thái độ nói chuyện không tôn trọng người lớn lại là vấn đề cần tránh.

- Nếu trẻ cãi lại và hàm ý một mối đe dọa nào đó, cha mẹ cần xem xét lại. Hãy để con bình tĩnh và sau đó giải quyết những gì con vừa nói với thái độ điềm đạm, giải thích cho con hiểu hành vi nào được chấp nhận và những hành động nào là không được phép xảy ra.

- Đặt ra giới hạn: Cha mẹ cần làm rõ giới hạn hành vi và cho trẻ thấy rõ phần thưởng cũng như hậu quả của hành vi ấy, nhưng với thái độ cứng rắn chứ không phải đe dọa trẻ. Ví dụ: Nếu con tiếp tục cãi ngang, không nghe lời thì con sẽ không được ăn kem hoặc đi xem bộ phim yêu thích nữa. Nhưng nếu con không la hét và biết lắng nghe thì con sẽ được ăn một món rất ngon và yêu thích tối nay.

- Cuối cùng, cha mẹ hãy tự kiểm tra lại hành vi của chính mình xem có cư xử thô lỗ với trẻ hay không, hoặc với người khác mà trẻ ở gần và vô tình nhìn, nghe thấy. Nếu có, hãy thay đổi cách cư xử để trẻ noi theo.

2. Chửi thề

Thấy con có những hành vi ứng xử bất thường này cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua mà hãy uốn nắn, sửa chữa ngay-2

Nếu cha mẹ thấy con bắt đầu biết nói tục, chửi thề thì cha mẹ cần cân nhắc và giúp trẻ điều chỉnh hành vi này (Ảnh minh họa)

Hành động la hét mỗi khi trẻ tức giận cũng không quá khó hiểu, nhưng nếu cha mẹ thấy con bắt đầu biết nói tục, chửi thề trước khi đủ 10 tuổi thì cha mẹ cần cân nhắc và giúp trẻ điều chỉnh hành vi này.

- Đảm bảo người lớn không nói bậy, chửi thề trước mặt trẻ.

- Không có lí do gì để biện minh cho hành vi chửi thề, nếu vi phạm cha mẹ hãy chắc chắn đưa ra hình phạt.

- Nếu là trẻ nhỏ, hãy giải thích rằng đó là những từ ngữ xấu, nếu con nói chúng thì mọi người sẽ không thích con nữa.

- Nếu cha mẹ vô tình sử dụng từ ngữ như vậy trước mặt con, hãy xin lỗi con ngay lập tức. Cha mẹ cũng hãy đề nghị trẻ về việc nhắc nhở người lớn không dùng từ thô thiển, chửi thề vì đó là hành vi không tốt.

3. Hành vi hung hăng, bạo lực

Thấy con có những hành vi ứng xử bất thường này cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua mà hãy uốn nắn, sửa chữa ngay-3

Trẻ em có thể tức giận nhưng nếu sự tức giận đó trở thành bạo lực hoặc biến thành hành vi hung hăng thì đó lại là vấn đề (Ảnh minh họa).

Trẻ em có thể tức giận nhưng nếu sự tức giận đó trở thành bạo lực hoặc biến thành hành vi hung hăng thì đó lại là vấn đề. Sự rối loạn tâm trạng, rối loạn hành vi, sự tổn thương, bốc đồng hoặc thất vọng đều có thể tạo ra sự hung hăng ở trẻ nhỏ. Đôi khi, trẻ dùng đến bạo lực để tự vệ. Hành động hung hăng cũng có thể do trẻ học được từ môi trường lớp học, bạn bè. Cha mẹ hãy lưu ý nếu trẻ có các hành vi như cắn, đấm, đá, đánh.

- Thay vì la hét để đàn áp trẻ, cha mẹ nên chọn cách làm khác hiệu quả hơn bằng cách giữ giọng bình tĩnh, đồng cảm và giải thích chúng ta đều có thể tức giận, nhưng những hành động hung hăng như con là không được phép, chúng ta không làm như vậy.

- Với trẻ nhỏ, đưa ra các hành động thay thế giúp trẻ xả cơn giận như dạy trẻ nói: Con đang rất giận, con không thích, con thấy không vui chút nào.

- Khen ngợi và khuyến khích những hành vi tích cực, không bạo lực ở trẻ.

4. Nói dối

Thấy con có những hành vi ứng xử bất thường này cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua mà hãy uốn nắn, sửa chữa ngay-4

Trẻ rất dễ nói dối vì nhiều lí do (Ảnh minh họa).

Trẻ nhỏ rất dễ nói dối và đây là hành vi không được khuyến khích, cha mẹ hãy chú ý giúp trẻ trung thực hơn, không để nói dối trở thành thói quen của trẻ.

- Trẻ có thể nói dối khi lo lắng, sợ hãi nếu sự thật được phơi bày thì trẻ phải nhận hậu quả. Cha mẹ hãy đánh giá cao những mặt tích cực hơn là trừng phạt hành vi tiêu cực để ngăn trẻ cần phải nói dối.

- Đưa ra những hình phạt cụ thể nếu trẻ nói dối, tất nhiên là nếu vi phạm thì trẻ phải bị phạt mà không cần thảo luận thêm.

 - Cha mẹ cần giữ sự trung thực và không lừa gạt trẻ. Hãy là tấm gương cho trẻ hành động đúng đắn theo.

5. Bắt nạt

Thấy con có những hành vi ứng xử bất thường này cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua mà hãy uốn nắn, sửa chữa ngay-5

Hành động bắt nạt giúp trẻ giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng, khiến cho người khác phải tuân theo mình vô điều kiện (Ảnh minh họa).

Trẻ có xu hướng bắt nạt người khác để cảm thấy mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, hành động bắt nạt giúp trẻ giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng, khiến cho người khác phải tuân theo mình vô điều kiện. Cha mẹ cần hành động ngay để ngăn chặn hành vi xấu này của trẻ.

- Dạy con ngay từ nhỏ rằng bắt nạt là hành vi sai trái. Giải thích cho trẻ biết hành động bắt nạt là như thế nào, lấy ví dụ cụ thể.

- Lập quy tắc không có hành vi bắt nạt trong gia đình, nếu phát hiện bé lớn có dấu hiệu bắt nạt các bé nhỏ hơn thì cần điều chỉnh hành vi ngay lập tức.

6. Thao túng người khác

Thấy con có những hành vi ứng xử bất thường này cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua mà hãy uốn nắn, sửa chữa ngay-6

Trẻ có xu hướng hành động, nói dối hoặc khóc lóc để đạt được điều mình muốn (Ảnh minh họa).

Thao túng là hành vi xảy ra hàng ngày khiến cha mẹ rất mệt mỏi để xử lý. Trẻ có xu hướng hành động, nói dối hoặc khóc lóc để đạt được điều mình muốn. Nếu cha mẹ nhượng bộ những hành vi xấu này, trẻ sẽ cảm thấy tự mãn, cho rằng mình có quyền lực thật lớn và tiếp tục thao túng cha mẹ. Ví dụ, nếu trẻ tức giận, khóc lóc ở nơi công cộng đòi ăn kẹo, bố mẹ liền mua cho bé thanh kẹo để bé nín khóc và vui vẻ trở lại thì có nghĩa bé vừa thao túng bố mẹ.

- Cha mẹ cần dự đoán trước hành vi của trẻ để tránh đưa trẻ và chính mình rơi vào tình huống khó xử.

- Giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu khi bố mẹ nói không tức là không được phép và không cần biện minh hay an ủi trẻ quá nhiều.

- Không đàm phán nhưng cũng không dập tắt mong muốn của trẻ một cách cứng nhắc. Hãy lắng nghe ý kiến và mong muốn từ phía trẻ nếu trẻ không tỏ ra thô lỗ và phản ứng thái quá.

7. Lười nhác, không chịu vận động

Thấy con có những hành vi ứng xử bất thường này cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua mà hãy uốn nắn, sửa chữa ngay-7

Trẻ lười biếng, không hào hứng tham gia bất cứ hoạt động nào cũng là hành vi cần được xem xét và tìm hiểu nguyên nhân (Ảnh minh họa).

Khi trẻ lười biếng, ỷ lại và không có động lực tham gia bất cứ hoạt động nào thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Nếu cha mẹ cứ cố ép trẻ làm những việc mà trẻ không hứng thú thì chỉ khiến trẻ muốn chống đối thêm mà thôi.

- Cha mẹ hãy thử kể câu chuyện của mình hồi nhỏ, những hoạt động mà cha mẹ từng tham gia để truyền cảm hứng cho con

- Không ép buộc mà hãy cho con cơ hội được lựa chọn theo sở thích và mong muốn của riêng con

- Cùng kiểm tra, rà soát lại xem cha mẹ liệu có đang áp đặt trẻ quá không, tìm hiểu xem sở thích và nhu cầu của con là gì

- Khuyến khích trẻ, tạo niềm vui thông qua những công việc vặt hàng ngày

- Giao phó trách nhiệm cho trẻ lớn hơn như rửa bát, dọn bàn. Đặt kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo như là xem phim, đi siêu thị sau khi hoàn thành hết các công việc được giao để kích thích trẻ.

8. Không thích đi học

Thấy con có những hành vi ứng xử bất thường này cha mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua mà hãy uốn nắn, sửa chữa ngay-8

Trẻ không thích đến trường vì nhiều lý do (Ảnh minh họa).

 Trẻ không thích đến trường vì nhiều lý do như bị bắt nạt, các vấn đề học tập, các quy tắc ở trường lớp, hoặc lo lắng về việc bị tách khỏi cha mẹ.

- Bắt đầu tìm hiểu lý do gốc rễ tại sao con ghét đến trường hoặc không làm bài tập về nhà

- Động viên, khích lệ bé. Ví dụ: Hôm nay mẹ có 1 cây kem tặng con vì con đã làm xong bài tập mà không cần mẹ nhắc

- Cùng nói chuyện với thầy cô giáo ở trường để tìm hiểu những rắc rối mà trẻ đang phải đối mặt

- Hỏi han, trò chuyện xem trẻ thích làm gì ở trường để phát huy và khuyến khích trẻ.

Theo tintuconline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ