Trong những cuộc nói chuyện hàng ngày giữa bố mẹ và con cái, chúng ta thường buột miệng nói ra hai từ "cố lên". Ví dụ như:
Con: Bố ơi! Hôm này thi môn Toán, điểm của con đứng thứ bày trong lớp đấy!
Bố: Không tồi! Tiếp tục cố gắng nhé!
Và cứ như thế, chúng ta dùng từ "cố lên" ở bất cứ đâu, trong bất kỳ tình huống nào để nói với con cái. Những người làm bố mẹ không biết, những đứa trẻ vì câu nói cửa miệng đó đã phải chịu biết bao nhiêu áp lực, vậy nên phụ huynh hãy nên cân nhắc kỹ trước lời nói của mình dành cho con trẻ.
Những phụ huynh có học thức cao thường yêu cầu con mình phải "cố lên" nhiều hơn mức bình thường, câu họ thường nói là: "Lúc bố bằng tuổi con, điểm còn cao hơn nhiều…".
Trong mắt con trẻ, bố thường nghiêm khắc hơn mẹ. Nếu thấy bố mặt hầm hầm hỏi: "Đã làm xong bài tập chưa?" hoặc "Còn không mau đi học đi?’’ là đứa trẻ cuống cuồng, lo sợ đi tìm sách vở, dù trong lòng không muốn nhưng vẫn phải làm theo.
Nhưng sống trong áp lực cao như thế, đứa trẻ sẽ trở nên ghét việc học.
Nếu lần sau đứa trẻ có khoe là xếp thứ bảy trong lớp, thay vì nói "cố lên", bố mẹ hãy khen ngợi chúng: "Khá đấy! Càng ngày càng giỏi hơn nhé!"
Tin chắc rằng lời khen đó sẽ khiến đứa trẻ thực sự vui mừng, nếu bố mẹ có thể nói thêm những lời ngọt ngào kiểu như: "Lúc bố bằng tuổi, kết quả còn chẳng được tốt như thế!" thì lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ nhận được động lực rất lớn.
Đối với sự nỗ lực của con cái, ba mẹ đừng tiếc lời khen ngợi .
Dù cho hôm đó là thi cuối kỳ hay thi thể dục thể thao thì cũng đừng nói "cố lên" mà hãy thay bằng "Phát huy hết sức lực và khả năng" , "Chúc con có một ngày tuyệt vời" chắc chắn sẽ khiến đứa bé sẽ cảm thấy có động lực hơn nhiều.