Câu chuyện cổ lưu truyền
Danh họa Leonardo da Vinci đã mất rất nhiều năm để vẽ bức tranh "Bữa ăn tối cuối cùng", bởi ông muốn tác phẩm của mình để lại cho hậu thế được miêu tả chân thực nhất, nên chọn người mẫu có tướng mạo rất công phu.
Ông chọn lọc giữa hàng ngàn thanh niên mới tìm được một chàng trai trẻ đẹp, có gương mặt thánh thiện, nhân cách tinh khiết tuyệt đối, tâm hồn trong sáng để làm hình mẫu vẽ Chúa Jessu.
Suốt 6 tháng trời làm việc miệt mài với chàng trai ông đã tái hiện hình ảnh của Chúa Jesus trên bức vẽ: một khuôn mặt hiền từ, thánh thiện, bao dung – thật xứng đáng với ngôi vị Chúa Trời.
Việc chọn mẫu và vẽ 12 vị thánh tông đồ không có gì khó khăn, nên 6 năm sau ông lần lượt vẽ xong cả 12 vị. Chỉ còn có Judas - vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc là ông chưa tìm ra được mẫu.
Ông muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình…
Cuộc tìm kiếm tưởng chừng rơi vào vô vọng thì một ngày kia, danh họa nhận được thông báo có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, chờ ngày ra pháp trường vì phạm tội giết người và rất nhiều tội ác tày trời khác.
De Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt hằn lên vẻ tàn ác và đê tiện cùng cực.
Nhìn hắn danh họa bàng hoàng bởi đúng là hình mẫu Judas - người mà Leonardo mải mê tìm kiếm bao ngày qua.
Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, tên tội phạm được hoãn ngày thi hành án và được đưa tới nhà nguyện Santa Maria delle Grazie - nơi bức tranh đang được vẽ dở.
Mỗi ngày tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci, còn danh họa thiên tài thì cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của một kẻ phản phúc.
6 tháng ròng rã trôi qua… Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài ông quay sang bảo lính gác: "Các ngươi đem hắn đi đi…".
Lính canh vâng lệnh, túm lấy vai kẻ tử tù định đưa đi, thì bỗng dưng tên tử tù lao đến quỳ mọp dưới chân danh hoa và khóc nấc lên: "Ôi! Thưa ngài Da Vinci. Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?".
Da Vinci từ tốn nhìn kỹ kẻ mà suốt 6 tháng qua ông đã liên tục gặp mặt. Cuối cùng, ông lắc đầu: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma…".
Tên tử tù lúc này còn khóc rống hơn trước: "Ngài Vinci… Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà 7 năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời…".
Da Vinci lúc này như bật ngửa trước những gì mình đang tận mắt chứng kiến. Thật trớ trêu, chàng trai được chọn làm hình mẫu của Chúa Trời chỉ sau hơn 2.000 ngày đã tự biến mình thành hình mẫu của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.
Một hình tượng hoàn hảo đã trở thành kẻ đồi bại chỉ… Nghĩ đến đây ông lắc đầu thở dài rồi lặng lẽ bước ra khỏi phòng…
Chuyên gia lý giải
Câu chuyện trên được nghiên cứu và lưu truyền trong giới khoa học rất nhiều năm nay với câu hỏi: "Tại sao một chân dung đẹp đẽ, nhân hậu, được lựa chọn kỹ càng từ hàng ngàn người, nhưng rốt cuộc vẫn có thể trở thành một hình nhân dối trá, đê tiện, hèn hạ tận đáy xã hội?".
Bản chất con người không phải thứ cố định, ngày hôm nay, bạn có thể rất đẹp đẽ, nhưng đến ngày mai không ai có thể nói trước rằng bạn sẽ thay đổi ra sao. Bạn xấu hay tốt không phải được quyết định trong 1 ngày bạn sống, vì thế đừng bao giờ quên trở thành người tốt. Cũng đừng bao giờ bỏ cuộc khi hôm nay bạn lỡ là người xấu. Chúng ta có đến mấy chục năm cuộc đời để chứng minh mình là ai.
Leonardo de Vinci không hề gặp mặt nhân vật của mình trong nhiều năm nên không thể biết sự thay đổi lớn đến mức nào. Nhưng nhân vật đó trước khi bị tử hình vẫn biết trước đây mình từng là ai.
Bạn cũng vậy, cho dù tất cả mọi người đã quên đi, nhưng bạn đừng bao giờ bỏ rơi những điều tốt đẹp của bản thân mình.
De Vinci đã dành rất nhiều thời gian để miêu tả những người ở bên cạnh Chúa Jesus. Và những người mà hàng ngày chúng ta đối diện xung quanh có những nhóm người sau:
- Nhóm người sợ hãi,
- Nhóm người sững sờ,
- Nhóm tranh luận,
- Nhóm đáng nghi nhất.
Đó là những người chúng ta phải đối diện trong cuộc sống, họ là kẻ phản bội hay trung thành, là kẻ hèn nhát hay ngốc nghếch... đều rất khó để nhận ra. Bức tranh là một xã hội thu nhỏ, cho thấy rất nhiều mặt xấu xí. Nhưng cuối cùng điều gì ở lại trong bạn nhiều nhất? Đó chính là gương mặt điềm tĩnh của Chúa Jesus, hiện thân của tình yêu thương và thánh thiện.
Dù người khác có như thế nào cũng không phải là điều quan trọng. Thứ giúp cho bạn có thể đứng trên bậc cao nhất của cuộc sống, chính là thái độ của bản thân! Như cái cách mà Leonardo De Vinci đã vẽ kẻ phản bội vẫn được ngồi cùng bàn với Chúa Jesus. Sống không phải là tìm cách loại bỏ, mà nó chính là sự can đảm đối mặt!
Thuyết Phật giáo tin rằng, vẻ bề ngoài của một người liên quan mật thiết với nội tâm bên trong của người đó. Một người có tấm lòng lương thiện thì tự nhiên dung mạo cũng trở nên xinh đẹp.
Tuy nhiên tướng mạo này không hề cố định, mà sẽ tùy theo tâm của một người trong quá trình sống mà thay đổi theo. Có nhân thì mới có quả, có duyên thì mới có phận. Thiện - ác vốn là hai mặt của một con người, là mầm mống có sẵn gieo trong tâm hồn.
Nếu bạn muốn có được một nội tâm đẹp, một dung mạo đẹp đẽ, rạng ngời trước hết bạn cần phải tu tâm dưỡng tính. Làm nhiều việc tốt thì tự khắc khí chất tự nhiên trở nên thanh cao.
Hy vọng bạn sẽ chọn trở thành một bông hoa xinh tươi, thơm ngát, nuôi dưỡng hạt giống lương thiện trong bạn và thả phấn hoa đi muôn phương, làm đẹp cho đời.