Cao Phong tập trung phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao

GD&TĐ - Huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã triển khai đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...

Bà con nông dân có cuộc sống khấm khá nhờ trồng cam.
Bà con nông dân có cuộc sống khấm khá nhờ trồng cam.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế…

Huyện Cao Phong có nằm dọc 2 tuyến Quốc lộ là 6 và 12B. Địa phương này có hệ thống cảng thuỷ nội địa thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Địa hình phân bố thành: Vùng cao, vùng trung tâm và vùng lòng hồ sông Đà. Với độ cao trên 300m so với mực nước biển, huyện có điều kiện khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, phù hợp phát triển chăn nuôi đại gia súc và các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả có múi và cây mía.

Tận dụng tiềm năng và lợi thế đó, huyện Cao Phong đã tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đối với vùng trung tâm, huyện tập trung phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Cam, quýt, bưởi, mía…

Ông Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho nhận định, hành trình gìn giữ, phát triển thương hiệu cam Cao Phong có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức và người nông dân trồng cam. Huyện luôn xác định vấn đề cốt lõi chính là chất lượng sản phẩm. Vì thế huyện chú trọng triển khai các giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm như: Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tái canh vùng cam. Cùng với đó, huyện tăng cường các giải pháp về phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng vào gìn giữ và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Hiện, toàn huyện Cao Phong có hơn 1.740ha cây ăn quả có múi. Trong đó, khoảng 1.357ha cam, tổng sản lượng năm 2022 ước đạt trên 20.000 tấn. Thời điểm này, bà con nông dân đang thu hoạch cam, quýt theo khung thời vụ với giá thị trường khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg. Nhìn chung, năng suất, sản lượng, giá thành của các nông sản chủ lực đều tăng, nhân dân phấn khởi khi nông sản được mùa, được giá.

Huyện Cao Phong có khoảng 1.357ha cam/1.740ha cây ăn quả có múi.

Huyện Cao Phong có khoảng 1.357ha cam/1.740ha cây ăn quả có múi.

Quảng bá hình ảnh, thương hiệu cam Cao Phong …

Đây là lần thứ 7 huyện Cao Phong tổ chức lễ hội cam. Theo kế hoạch, Lễ hội sẽ được diễn ra từ ngày 25/11 - 2/12. Dự kiến có khoảng 200 gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm nông sản phong phú. Trong đó, khoảng 70 gian hàng trưng bày và bán những sản phẩm cam, quýt, bưởi; có đầy đủ các loại cam như cam lòng vàng, cam Đường Canh, cam Xã Đoài…

Ngoài ra, có khoảng 120 gian hàng thương mại tổng hợp, chia thành các khu của làng nghề truyền thống, các công ty du lịch, gian hàng ẩm thực, gian hàng giới thiệu sản phẩm thuộc chương trình OCOP của các địa phương... Cùng với đó, là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm nét văn hóa như: Trò chơi dân gian, hát giao duyên, thăm quan du lịch sinh thái, trải nghiệm ẩm thực các món ăn dân tộc.

Cán bộ Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình hướng dẫn người dân chăm sóc cam tại vườn.

Cán bộ Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình hướng dẫn người dân chăm sóc cam tại vườn.

Việc huyện Cao Phong tổ chức nhiều hoạt động đa dạng tại Lễ hội cam năm 2022 nhằm quảng bá, bảo vệ và phát triển thương hiệu cây ăn quả có múi. Quy mô lễ hội phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, được chuẩn bị chu đáo nhằm tạo thành một chuỗi sự kiện xứng tầm. Đồng thời, tạo cơ hội giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, tìm kiếm liên kết vùng cho sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh miền núi phía Bắc…

Đến với huyện Cao Phong dịp này, du khách sẽ được tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người dân Mường Thàng, được khám phá các địa điểm thăm quan, du lịch trên địa bàn huyện.

Ông Hà Văn Di - Bí thư huyện uỷ Cao Phong.

Ông Hà Văn Di - Bí thư huyện uỷ Cao Phong.

Ông Hà Văn Di, Bí thư huyện uỷ Cao Phong cho biết: Huyện tổ chức Lễ hội cam để nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực của các cấp, ngành và người dân trên địa bàn. Huyện mong muốn mọi người cần bảo vệ, phát triển thương hiệu cam Cao Phong. Sự kiện này, sẽ giúp huyện quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Qua đó, tạo cơ hội cho các HTX, doanh nghiệp, bà con nông dân trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nói chung được giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất phát triển nông nghiệp. Huyện luôn xác định đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu cam và các thương hiệu nông sản khác là hướng đi quan trọng trong phát triển nông nghiệp thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.