Cảnh báo, dự báo sớm là mấu chốt để giảm thiểu thiên tai

GD&TĐ - Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, trong những năm qua, biến đổi khí hậu, thiên tai và sự thiếu hụt về nguồn nước đã và đang là những thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sáng 23/3, Bộ TN&MT chủ trì tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến tại Hà Nội đến hơn 400 điểm cầu tham dự trực tuyến của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, trong những năm qua, biến đổi khí hậu, thiên tai và sự thiếu hụt về nguồn nước đã và đang là những thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại.

Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 28/2/2022 của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, thiên tai sẽ ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và sinh kế của người dân ngày càng bị đe doạ.

IPCC ước tính, kể từ năm 2008 đến nay, mỗi năm có hơn 20 triệu người trên thế giới phải rời bỏ nhà cửa do bão, lũ lụt; và một nửa dân số thế giới thiếu nước ít nhất 1 tháng mỗi năm.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu, trung bình mỗi năm chúng ta đang phải chịu từ 6 - 7 cơn bão; những ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, hay thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt tại nhiều địa phương, vùng miền đang xảy ra với tần suất nhiều hơn gây trở ngại đến sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, những năm gần đây đã xảy ra nhiều thiên tai bất thường, cực đoan và khó dự đoán.

Vì vậy, chủ đề của Ngày Nước thế giới “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”, Ngày Khí tượng thế giới “Cảnh báo sớm để hành động sớm - Thông tin khí tượng thủy văn và khí hậu phục vụ hiệu quả giảm nhẹ rủi ro thiên tai” và Chiến dịch giờ Trái đất 2022 “Kiến tạo Tương lai – Bây giờ hoặc không bao giờ” có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, qua đó kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng để tăng cường các giải pháp, xây dựng các kế hoạch, chiến lược, hành động kịp thời ngay từ bây giờ.

Giải pháp là tăng cường hơn nữa công tác thông tin, dự báo, cảnh báo sớm và trong ngắn hạn và dài hạn để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân; thúc đẩy quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước ngầm nói riêng và tài nguyên nước nói chung vì sự sống của các thế hệ hôm nay và mai sau; lan tỏa sử dụng tiết kiệm năng lượng cho tương lai bền vững của hành tinh và nhân loại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các hình ảnh và trend được các bạn trẻ đăng nhân dịp 30/4. Ảnh: TikTok

Gen Z thắp sáng lòng yêu nước trên mạng xã hội

GD&TĐ - Là lực lượng nòng cốt của tương lai đất nước, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ học tập, lao động và cống hiến theo cách riêng, mà còn chủ động tiếp cận lịch sử bằng tư duy công nghệ và sáng tạo.

Việt Nam có tiềm năng lớn trong du lịch biển đảo nhưng chưa tạo ra được các sản phẩm mang bản sắc đặc trưng. Ảnh minh họa: INT.

Du lịch Việt Nam định hình bản sắc

GD&TĐ - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc định hình bản sắc trở thành yếu tố sống còn để Việt Nam khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch quốc tế.