Canada: Tương lai ảm đạm cho các trường ĐH, CĐ

GD&TĐ - Để kiểm soát sự lây lan của Covid-19, các trường cao đẳng và đại học trên khắp Canada đã nhanh chóng hủy bỏ các lớp học trực tiếp và chuyển phần còn lại của kỳ học mùa xuân sang trực tuyến. 

Doanh thu của ngành cao đẳng và đại học ở Canada dự kiến sẽ giảm 1,4% trong năm 2021 do các cơ sở giáo dục phải đối mặt với sự phản đối của sinh viên về việc hoàn trả và giảm mức học phí so với mức cơ bản là giáo dục trực tuyến.

Bộ trưởng các trường đại học và cao đẳng Ontario Ross Romano đã tiết lộ ý định là sẽ dần dần mở cửa trở lại các cơ sở sau trung học trong mùa hè, mặc dù các trường sẽ hạn chế số lượng cá nhân được phép vào khuôn viên trường bất cứ lúc nào.

Trong một thế giới toàn cầu hóa

Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên quốc tế của Canada đã tăng lên. Ví dụ, theo CIC News, năm 2019 Canada có hơn 640 nghìn sinh viên quốc tế, tăng gấp ba lần trong 10 năm qua. Hơn nữa, sinh viên quốc tế tại Canada đến từ hơn 175 quốc gia, trong đó dẫn đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Brazil.

Phần lớn sinh viên quốc tế của Canada đã phải trở về nhà do đại dịch và số lượng sinh viên mới bắt đầu giảm. Điều này đặt ra thách thức tài chính cho các trường đại học, vì sinh viên quốc tế có xu hướng trả học phí cao hơn đáng kể so với sinh viên trong nước.

Trong năm học 2019 - 2020, Cơ quan Thống kê Canada báo cáo rằng học phí trung bình của sinh viên quốc tế là 29.714 USD, trong khi học phí của sinh viên trong nước trung bình là 6.463 USD.

Vì tỷ lệ sinh viên quốc tế cao nhất của Canada đến từ các quốc gia đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi Covid-19 (ví dụ: Trung Quốc và Hàn Quốc), nên không khó để tưởng tượng rằng lượng sinh viên từ các quốc gia này sẽ giảm trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, điều này sẽ làm xói mòn cơ sở tạo ra doanh thu vào thời điểm mà các nhà điều hành ngành cần nó nhất, đặc biệt là khi tương lai của ngân sách tỉnh và liên bang dành cho giáo dục sau trung học cũng vẫn được duy trì.

Vào thời điểm này, Bộ Di trú, Người tị nạn và Quốc tịch Canada đã tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục xử lý giấy phép du học cho sinh viên quốc tế miễn là nguồn lực cho phép. Do đó, sinh viên quốc tế có thể sẽ nhập cảnh vào học kỳ mùa thu năm 2020, mặc dù câu hỏi vẫn là liệu sinh viên quốc tế có cảm thấy thoải mái khi đến Canada để bắt đầu việc học hay không.

Với việc chính phủ liên bang gần đây đã công bố những cải cách cho phép sinh viên quốc tế bắt đầu chương trình học trực tuyến và vẫn đủ điều kiện để được cấp Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp. Có vẻ như chính phủ đã bắt đầu lên kế hoạch làm thế nào để duy trì vị thế toàn cầu một cách tốt nhất.

Phần lớn sinh viên quốc tế hiện tại của Canada đã phải trở về nhà do đại dịch. Ảnh: Uoguelph
Phần lớn sinh viên quốc tế hiện tại của Canada đã phải trở về nhà do đại dịch. Ảnh: Uoguelph

Quan điểm của giới chuyên gia

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học của Canada vẫn hoàn toàn không chắc chắn về những gì sẽ diễn ra trong tương lai. Điều này đặc biệt rõ ràng khi xem xét địa vị được toàn cầu coi là trung tâm nghiên cứu quốc tế của Canada, bên cạnh câu hỏi liệu sinh viên quốc tế có tiếp tục đóng vai trò là nguồn tạo doanh thu đáng tin cậy cho các tổ chức giáo dục cấp cao của đất nước hay không. 

Là một phần của Dự án Canada Pulse, đang theo dõi tác động của đại dịch Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục đại học, các chuyên gia đã thu thập dữ liệu thông qua một cuộc khảo sát hỏi các quản trị viên và giảng viên các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực này.

Từ đó, cung cấp một cái nhìn tổng thể về quan điểm của giảng viên và quản trị viên xem họ lạc quan hay bi quan về tương lai của giáo dục đại học trong vòng 2 năm tới. 

Nhìn chung, ngay cả giữa đại dịch, những người được hỏi vẫn lạc quan hơn một chút. Các quản trị viên lạc quan hơn giảng viên (55% so với 41%), và giảng viên được báo cáo là bi quan hơn nhiều so với các quản trị viên (48% so với 22%). Sự khác biệt về quan điểm giữa hai nhóm có thể phản ánh bối cảnh, vấn đề địa phương và cần phải điều tra thêm. 

Các lý do thường xuyên được đề cập đến sự bi quan trong các nhóm chủ yếu xoay quanh những thách thức tài chính kép mà lĩnh vực giáo dục đại học đang phải đối mặt. Việc cắt giảm kinh phí sau trung học dự kiến sẽ trở nên trầm trọng hơn do sự phụ thuộc của thể chế vào việc ghi danh và phí sinh viên, đặc biệt là phí sinh viên quốc tế.

Các mối quan tâm khác tập trung vào sự bất ổn và không chắc chắn do cuộc khủng hoảng tạo ra, tác động đến mọi thứ, từ khối lượng công việc, kế hoạch cho đến việc thiếu thời gian chuẩn bị cho việc giảng dạy trực tuyến.

Những mối quan tâm như vậy thường mở rộng đến sinh viên và khả năng thành công của họ, và đôi khi, làm nổi bật thực tế rằng đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng đối với những sinh viên đặc biệt.

Các lý do thường xuyên được đề cập cho sự lạc quan trong các nhóm xoay quanh ba lĩnh vực. Đầu tiên, những người được hỏi nhấn mạnh vai trò quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ khủng hoảng.

Họ lưu ý rằng giáo dục đại học là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế, cần thiết để hỗ trợ các nhu cầu xã hội đang thay đổi, có thể lấp đầy khoảng trống về kỹ năng và kiến thức trong thời điểm hạn chế đi lại và làm việc.

Thứ hai, những người được hỏi mô tả cách đại dịch tạo cơ hội cho những thay đổi tích cực. Họ lạc quan về việc cung cấp các khóa học trực tuyến được thiết kế tốt, mở rộng chất lượng và khả năng tiếp cận với việc học trực tuyến, đặc biệt là tiềm năng thu hút sự đa dạng của những sinh viên có thể không theo học tại các cơ sở vật chất, tăng cường các phương pháp giảng dạy và học tập đổi mới.

Cuối cùng, những người được hỏi lưu ý rằng đại dịch không chỉ tiết lộ giá trị của giáo dục đại học mà còn đặt ra tiêu điểm về các vấn đề khác nhau trong học thuật cần được giải quyết.

Theo Ibisworld

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.