Cần siết chặt quản lý gameshow trẻ em

Vấn đề trẻ em bị gameshow khai thác đời tư để câu khách, bị “ép lớn”, đã làm “nóng” diễn đàn Quốc hội. Đó cũng là những lo ngại của nhiều người mỗi khi vào mùa gameshow trẻ em. Tiếc là, đến hiện tại vẫn chưa có một giải pháp nào để bảo vệ trẻ em khi tham gia sân chơi truyền hình thực tế.

Những đứa trẻ mới chỉ 4, 5 tuổi đã tất bật chạy show trên truyền hình. Ảnh: T.L
Những đứa trẻ mới chỉ 4, 5 tuổi đã tất bật chạy show trên truyền hình. Ảnh: T.L

Tính giải trí nặng hơn giáo dục

Tại phiên chất vấn ngày thứ 2, sáng 14.6, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) tranh luận với Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện về các giải pháp Bộ trưởng đưa ra nhằm ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử. Đại biểu Minh Hiền lấy dẫn chứng về việc biểu diễn rất phản cảm trước trẻ em ở Công viên nước Đầm Sen, hay việc người phạm tội ở nước ngoài nhưng về Việt Nam vẫn hoạt động nghệ thuật trong môi trường có liên quan đến trẻ em, rồi tình trạng trẻ em bị khai thác đời tư quá mức khi tham gia các chương trình truyền hình thực tế...

Đại biểu Hiền thẳng thắn cho rằng ngành VHTTDL vẫn còn lúng túng trong việc đưa ra các giải pháp quản lý, để hạn chế, ngăn chặn tình trạng này. Trong khi các gameshow trẻ em phát triển nhanh chóng về lượng, nhưng lại đi theo hướng khai thác đời tư, nặng tính giải trí hơn tính giáo dục.

Đó cũng là thực tế hiện nay. Chưa bao giờ trên truyền hình, trẻ em tham gia gameshow, thi hát, thi diễn hài nhiều như hiện tại. Có thể nói, gameshow truyền hình hoặc chương trình tương tác dành cho khán giả nhí còn nhiều gấp đôi chương trình dành cho người lớn. Vào các ngày trong tuần đều thấy xuất hiện gameshow có trẻ em tham gia. Đáng lo ngại hơn, cac gameshow nhí không chỉ diễn ra vào mùa hè mà rải rác khắp trong năm. Những em có hoàn cảnh éo le càng được các nhà sản xuất xoáy sâu khai thác, với mục đích lấy nước mắt khán giả, tăng rating.

Công bằng mà nói, sự bùng nổ của các cuộc thi nhí đã góp phần phát hiện nhiều gương mặt “tài năng không đợi tuổi”. Nhưng vì lợi nhuận, các nhà sản xuất phần lớn chạy theo yếu tố giật gân. Thậm chí, một số gameshow còn bị cho là lợi dụng sự trong sáng và nước mắt của trẻ em để gây chú ý đối với khán giả.

Hiện nay, một số chương trình còn mở rộng đối tượng, trẻ em mới 4 tuổi cũng được tham gia, hát ca khúc người lớn, nhạc bolero với những giai điệu bi thương, sầu não. Khán giả băn khoăn, một đứa trẻ ở độ tuổi nói còn chưa sõi làm sao có thể hiểu những tâm sự chất chứa, duyên tình trắc trở trong những ca khúc bolero kia?

Đáng tiếc là chuyện trẻ con hát nhạc người lớn lại không phải lạ. Những nghệ sĩ với cương vị giám khảo, huấn luyện viên chương trình dường như xem điều đó là bình thường, thản nhiên tung hô các em là những “thần đồng”, “thánh hài”, “thánh nói”, “siêu nhí”… Những đứa trẻ sẽ học được gì từ những tung hô đó, hay bị gieo vào mình những ảo tưởng, sự tổn thương?

Đã đến lúc siết gameshow trẻ em

Từ mục đích tạo sân chơi giải trí bổ ích, tìm kiếm đào tạo tài năng nhí như tiêu chí lúc đầu, các “lò sản xuất” đã cuốn trẻ em vào guồng quay kiếm tiền. Có nhiều em khi nổi tiếng đã “bay” show trong nước và nước ngoài, chưa kể quay MV, đóng phim, đóng quảng cáo, bị chiếm hết thời gian học tập.

Dĩ nhiên, điều này có sự “tiếp tay” của cha mẹ các em, vì muốn con nổi tiếng nên đưa đi thi hết chương trình này đến cuộc thi khác. Tuy nhiên, một lý do quan trọng khác là quy định quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật cho đối tượng trẻ em hiện nay không có sự kiểm soát chặt chẽ.

Trong phần chất vấn Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền đã chỉ ra thực tế, trong Nghị định 15/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP không hề có những quy định, kiểm soát đối tượng trẻ em tham gia hoạt động nghệ thuật, gameshow. Quy định chỉ ghi chung chung là yêu cầu phải được sự đồng ý của người giám hộ theo đúng quy định của pháp luật, còn việc bị xử lý ra sao khi trẻ em bị lạm dụng, xâm phạm đời tư lại cho chưa đề cập đến.

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã thừa nhận có những “khoảng trống” trong việc quản lý gameshow trẻ em hiện nay và sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để có những quy định cụ thể trong thời gian tới.

Đưa gameshow nhí vào luật

Để siết gameshow trẻ em không chỉ cần sự vào cuộc của Bộ VHTTDL, mà các cơ quan chức năng như Bộ LĐTBXH, Bộ TTTT, Bộ GDĐT cũng cần ngồi lại để đưa ra các luật đảm bảo không cho các nhà sản xuất xâm phạm, lạm dụng hoặc gây tổn thương cho trẻ em. Chỉ khi đưa gameshow nhí vào luật và có những chế tài cụ thể, mới tránh tình trạng trẻ em bị biến thành “cỗ máy kiếm tiền”, bị “đánh cắp tuổi thơ”. (Kiến nghị của ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em).
Theo Lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...