Cần phát triển hợp lý nguồn nhân lực

Cần phát triển hợp lý nguồn nhân lực

Mới đây, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, cùng 1 số Bộ, ngành và 13 tỉnh thành khu vực tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”. ĐBSCL là vựa lúa, cá, trái cây lớn nhất  nước, nhưng phát triển chậm nhất nước, một trong những rào cản chính là chất lượng nguồn nhân lực.
Bình đẳng giới trong học tập là vấn đề cần cả xã hội quan tâm
Bình đẳng giới trong học tập là vấn đề cần cả xã hội quan tâm

Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh phát biểu, ĐBSCL là nơi có trình độ dân trí, lao động thông qua đào tạo thấp… đã cản trở quá trình hội nhập. Cần tranh thủ đầu tư của trung ương, địa phương cũng phải dành  phần tương xứng để đầu tư nguồn nhân lực, ngoài ra vấn đề liên kết giữa các tỉnh thành cũng  rất quan trọng. Đồng bằng 3,3 triệu dân mới có một trường Đại học, trong khi đó TP.HCM có rất nhiều trường đào tạo đại học và sau đại học. Nếu tranh thủ được sự liên kết giữa các trường đại học ở đồng bằng với thành phố thì có thể cải thiện nguồn nhân lực cho đồng bằng.

Nhiều doanh nghiệp than phiền rằng, cần phải xây dựng nếp sống văn hoá mới cho đội ngũ lao động. Chẳng hạn tật nhậu nhẹt dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động là hiện tượng phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp e ngại. Ông  Huỳnh Văn Thòn, C.ty Bảo vệ thực vật An Giang bức xúc: có nhiều người có nhiều bằng cấp, nhưng năng lực không tương xứng. Công ty vừa tuyển 158 kỹ sư để quản lý các điểm trình diễn. Nhưng phải đào tạo lại rất tốn tiền của và công sức. Rõ ràng các trường đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Giáo sư Phạm Phụ cho rằng, địa phương chưa thật sự quan tâm với loại hình cao đẳng cộng đồng, đại học cộng đồng. Ngay ở Canada, Đức có rất nhiều trường danh tiếng theo hệ này. Ở đó liên kết đào tạo nghề cho người lao động hiệu quả nhất. Đồng bằng có 36% lao động chưa tốt nghiệp tiểu học. Với đà hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nghề thay đổi liên tục, việc đào tạo lại cũng liên tục diễn ra, với kiến thức nền như thế khó mà đào tạo lại. Vì thế nên duy trì các lớp phổ cập, bổ túc văn hoá thì mới nâng cao tay nghề cho người lao động.

Ông Giản Tư Trung, chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE nêu ý kiến, nhiều trường đại học cao đẳng không có bộ phận tiếp thị sản phẩm đào tạo của mình nên đào tạo chưa sát với nhu cầu.

Nhiều đại biểu phát biểu xoay quanh chương trình Mekong 1000 (đào tạo 1000 cán bộ sau đại học ở nước ngoài cho vùng ĐBSCL), vướng lớn nhất là trình độ ngoại ngữ, kinh phí các tỉnh còn yếu. Nhiều ý kiến đề xuất thành lập một trường đại học quốc tế tại khu vực đồng bằng.

Kết thúc Diễn đàn, các tỉnh đã ra tuyên bố chung: Kiến nghị Chính phủ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho những năm tới; tăng đầu tư cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho ĐBSCL. Nâng cấp Đại học Cần thơ và An  Giang thành trường trọng điểm quốc gia. Đầu tư và xây dựng 2 trường dạy nghề có trình độ khu vực và ASEAN. Thành lập một trường đại học quốc tế.

Các tỉnh thành ĐBSCL hợp tác thực hiện: định vị lại vai trò của doanh nhân và nông dân trong khu vực hướng tới doanh nhân và nông dân toàn cầu…;

Kết thúc diễn đàn, ban tổ chức đã bàn giao diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL 2010 cho tỉnh Kiên Giang với chủ đề “phát triển kinh tế biển đảo và biên mậu”.

Nguyễn Văn Tấn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ