Cận cảnh vết sụt lún, nứt xé lớn ở mố cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa

GD&TĐ - Do ảnh hưởng của đợt lũ lụt hồi đầu tháng 9/2018, khu vực mố cầu Hàm Rồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa (đơn vị quản lý cầu Hàm Rồng) đã gia cố tạm, tuy nhiên nguy cơ sụt lún tiếp tục diễn ra.

Mố cầu Hàm Rồng đang bị sụt lún.
Mố cầu Hàm Rồng đang bị sụt lún.

Đợt lũ lụt hồi đầu tháng 9/2018, đã khiến mố phía Nam cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) xuất hiện các vết nứt xé lớn. Phần tứ nón (gồm vật liệu đất, đá xây bao quanh mố cầu) và phần chân khay tứ nón đều bị sạt trượt, trôi về phía lòng sông Mã.

Theo đo đạc thực địa của Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa, cho thấy: Phần chân khay tứ nón bị sạt dài 25 m, sâu 0,7-1,2 m. Vết nứt giữa tứ nón và mái ta luy đường bộ đầu cầu dài 12,5 m, rộng 0,5-0,6 m.

Giữa tứ nón và mặt bên mố cầu có vết nứt rộng 0,5-0,6 m, dài 13,5m. Nhiều khối dầm bê tông dưới đế móng cũng bị đứt gãy...

Tình trạng sụt lún mố cầu Hàm Rồng đang xảy ra khá nghiêm trọng.
Tình trạng sụt lún mố cầu Hàm Rồng đang xảy ra khá nghiêm trọng. 

Vị trí tiếp giáp giữa mặt cầu và đường dẫn đầu cầu tụt hàm ếch, lộ ra nhiều thanh gỗ, nguy cơ làm gãy bản giảm tải, mất an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông, đặc biệt là tuyến đường sắt Bắc Nam.

Sau khi sự việc xảy ra, phía Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa đã lên phương án xử lý trước mắt là thả rọ đá bao quanh chân khay tứ nón, làm lại nón mố để bảo vệ chân cầu, kè lát mái chống xói lở bờ sông hai bên.

Tuy nhiên, hiện nay khu tại khu vực này vẫn đang xuất hình tình trạng nứt phần gia cố và sạt trượt phần tứ nón mố cầu.

Mặc dù vừa mới được gia cố, nhưng phần tứ nón mố cầu đã bị sụt lún.
Mặc dù vừa mới được gia cố, nhưng phần tứ nón mố cầu đã bị sụt lún. 

Theo quan sát của phóng viên, tại phần tứ nón mố cầu có nhiều vết nứt và sạt trượt. Nếu không có biên pháp xử lý kịp thời, thì mua mưa tới đây, nước sông Mã dâng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mố cầu phía bờ Nam của cầu Hàm Rồng.

Sáng 27/4, trao đổi với PV Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Văn Minh – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa, cho biết: Sau sự cố do lũ lụt hồi tháng 9/2018, Công ty đã dùng kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm để xử lý, gia cố tạm khu vực mố bờ Nam cầu Hàm Rồng.

Theo đó, Công ty đã dùng đá hộc, rọ thép gia cố phần chân và tứ nón mố cầu.

“Tuy nhiên, đây mới là xử lý và gia cố tạm thời để đảm bảo an toàn cho cầu Hàm Rồng cũng như an toàn chạy tàu Bắc- Nam. Còn về lâu dài, thì Công ty đã báo cáo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, để xây dựng phương án, khảo sát, thiết kế, lập dự án khắc phục”, ông Minh cho biết thêm.

Theo ông Minh, hiện tượng sụt lún là mố cầu là do mới được xử lý, gia cố tạm. Để khắc phục lâu dài, cần phải có dự án khảo sát, thiết kế.
Theo ông Minh, hiện tượng sụt lún là mố cầu là do mới được xử lý, gia cố tạm. Để khắc phục lâu dài, cần phải có dự án khảo sát, thiết kế. 

Cũng theo ông Minh, mặc dù cầu và phần tứ nón đã được gia cố tạm, nhưng tình trạng sụt lún vẫn diễn ra. Do đó, công ty đã làm tờ trình,  báo cáo lên cấp trên, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng đã cử người về kiểm tra, khảo sát để có phương án khắc phục.

Về giải pháp lâu dài để đảm bảo an toàn cho mố cầu Hàm Rồng, ông Minh cho rằng; phải tiến hành dùng cọc khoan nhồi, gia cố từ phía trong lòng mố, chống xói mòn...tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải có thiết kế.

“Hiện nay, công ty chúng tôi đang cử cán bộ theo dõi hàng ngày, nếu phát hiện vấn đề gì thì lập tức báo cáo lên cấp trên để xử lý. Mặc dù phần gia cố tạm đang có hiện tượng sụt lún, nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến an toàn của cầu cũng như an toàn chạy tàu Bắc – Nam”, ông Minh cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.