Cận cảnh căn phòng "nóng rực" của người phụ nữ cả đời mê màu đỏ

Bà giáo Rebernik, 67 tuổi, sống trong một ngôi nhà màu đỏ - nơi bà và chồng là ông Zoran ăn trong những chiếc đĩa đỏ, uống nước trong những ly màu đỏ, ngủ trên chiếc giường màu đỏ. Thậm chí tóc bà cũng nhuộm đỏ.

Zorica Rebernik đang uống cà phê trong ngôi nhà của mình ở làng Breze gần Tuzla, Bosnia và Herzegovina ngày 16/10/2019.
Zorica Rebernik đang uống cà phê trong ngôi nhà của mình ở làng Breze gần Tuzla, Bosnia và Herzegovina ngày 16/10/2019.

Những bông hoa trong bếp của Zorica Rebrenik. "Khi tôi 18 hay 19 tuổi, tôi đã bị một sự thôi thúc đặc biệt trong mặc các trang phục màu đỏ”, Rebernik nói với Reuters.

"Kể từ đó không có bất kỳ một màu nào khác trong ngôi nhà và trang phục của tôi”. Bà đã sống với màu đỏ hơn 40 năm.

Những màu đỏ tươi sáng khiến bà có “cảm giác mạnh mẽ và quyền lực”

Các bức ảnh chụp thời điểm khi Zorica Rebernik đang dạy học. Nỗi ám ảnh màu đỏ của Rebernik đã khiến bà trở thành nổi tiếng ở nơi bà sống - phía Bắc Bosnia.

Mọi đồ đạc trong phòng khách đều được phủ màu đỏ, thậm chí kể cả đi dự đám tang bà cũng mặc màu đỏ thay vì màu đen truyền thống.

Vấn đề duy nhất là ở người chồng. Ông cho biết đã không để ý đến sở thích này của vợ dù bà mặc váy cưới đỏ.

Những tách cà phê cũng đều màu đỏ.

Zorica Rebernik xem lại những bức ảnh kỷ niệm thời bà còn đi dạy học.

Mọi giày dép của bà Zorica Rebrenik đều là tông đỏ.

Zorica Rebernik đã dành gần như cả cuộc đời cho màu đỏ và thậm chí lên kế hoạch này cho cả cái chết. Bà đã đặt đá làm mộ cho mình và chồng có màu đỏ đặc biệt được nhập khẩu từ Ấn Độ.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.