Cấm xe cả tuyến dài là phản khoa học, khổ sở cho người dân

Không nên cấm xe máy theo trục mà nên theo vùng, cấm cả tuyến dài như Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương là phản khoa học, rất dễ thất bại, khổ người dân.

Cấm xe cả tuyến dài là phản khoa học, khổ sở cho người dân

Ủng hộ chủ trương hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng của thành phố Hà Nội, tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ sự băn khoăn về việc triển khai thế nào cho hiệu quả, khả thi.

cam xe ca tuyen dai la phan khoa hoc kho so cho nguoi dan hinh 1
Tuyến đường Lê Văn Lương dự kiến cấm xe máy luôn bị ùn tắc, xe máy luôn phải "leo" vỉa hè như thế này.

Các chuyên gia giao thông cho rằng, cơ quan quản lý cần thận trọng, xem xét việc cấm thí điểm xe máy trên đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi để tránh "hiệu ứng" cấm tuyến này lại tràn sang tuyến khác khiến tắc cục bộ nhiều hơn.

Những trục đường hướng tâm thì không nên cấm

Ủng hộ quan điểm hạn chế, cấm xe máy hoạt động trong nội thành trong tương lai, ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô TP Hà Nội nêu quan điểm, chủ trương là đúng, về nguyên tắc thường cấm xe máy trong tuyến phố trung tâm trước, rồi sau đó mới mở rộng ra bên ngoài.

cam xe ca tuyen dai la phan khoa hoc kho so cho nguoi dan hinh 2
Đường Nguyễn Trãi ùn tắc trong giờ cao điểm.

Đánh giá về việc lựa chọn tuyến đường Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương để thực hiện trước, ông Bùi Danh Liên đề nghị cần phải cân nhắc kỹ vì đây là hai trục đường hướng tâm có mật độ giao thông lớn, thường xuyên ùn tắc. Do vậy, bên cạnh việc cấm xe máy hoạt động trên một trong hai tuyến đường này thì TP Hà Nội cần có những giải pháp để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân và tổ chức lại giao thông cho hợp lý.

“Đây là tuyến đường hướng tâm, nếu cấm một trong hai tuyến đường này, xe máy sẽ tràn sang đường kia. Nếu để tình trạng như vậy xảy ra, mà tổ chức giao thông không hợp lý thì ùn tắc giao thông còn nghiêm trọng hơn”, ông Liên nhìn nhận.

cam xe ca tuyen dai la phan khoa hoc kho so cho nguoi dan hinh 3
Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô TP Hà Nội cho rằng, khi mà tổ chức giao thông không hợp lý thì ùn tắc giao thông còn nghiêm trọng hơn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội đề xuất giải pháp, thành phố nên làm dải phân cách mềm trên tuyến đường không cấm xe máy. Trong khung giờ cao điểm, dải phân cách này có thể mở rộng theo hướng người dân đi vào, đi ra một cách thuận tiện nhất.

“Ngoài ra, thành phố cần phải tăng cường phương tiện giao thông công cộng, vận động người dân sử dụng. Bên cạnh đó cũng phải hạn chế ô tô cá nhân. Bởi rất có thể nếu cấm xe máy thì người dân sử dụng ô tô đi lại nhiều hơn”, ông Liên khuyến nghị.

Cấm theo trục dài là phản khoa học và rất dễ thất bại

Nói về đề xuất của Sở GTVT TP Hà Nội, Tiến sĩ Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, chỉ nên hạn chế xe máy theo vùng, không nên cấm theo trục, tuyến dài như Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương là phản khoa học, rất dễ thất bại và gây khổ sở cho người dân, chưa kể khiến tình trạng ùn tắc ở các tuyến đường khác thêm trầm trọng hơn.

Theo ông Tạo, đây là hai tuyến giao thông huyết mạch, kéo dài, nếu cấm xe máy sẽ chuyển sang đường khác để đi, ví dụ cấm đường Lê Văn Lương người dân sẽ đi sang Trần Duy Hưng hoặc Nguyễn Trãi gây ùn tắc hơn.

cam xe ca tuyen dai la phan khoa hoc kho so cho nguoi dan hinh 4
Buýt nhanh BRT hoạt động không hiệu quả, còn là thủ phạm tắc đường trên tuyến xe này đi qua.

“Nên hạn chế xe máy khoanh vùng, trước tiên có thể ở vùng lõi quanh hồ Hoàn Kiếm, sau đó lan dần ra các khu vực phụ cận, có thể lan tới bến xe Kim Mã. Tại các khu vực này phải phát triển các điểm trông giữ xe quy mô lớn hoặc các điểm trông giữ tư nhân, người dân sẽ gửi xe máy để đi phương tiện công cộng vào trung tâm”, TS Khương Kim Tạo phân tích.

TS Khương Kim Tạo cũng cho rằng, tuy đường Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi đã hoặc sắp có buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị trên cao nhưng cũng chỉ là phương tiện phối hợp, không thể thay thế hoàn toàn được xe máy. Bởi xe buýt nhanh BRT đang hoạt động không hiệu quả, tàu điện chưa trở thành mạng lưới khép kín để người dân đi từ điểm đầu đến điểm cuối.

Cùng quan điểm, GS GS Từ Sỹ Sùa - giảng viên trường Đại học GTVT Hà Nội - giảng viên trường Đại học GTVT Hà Nội cũng khẳng định: “Thành phố Hà Nội nên chọn một tuyến phố trung tâm làm thí điểm cấm xe máy. Bởi các tuyến phố bàn cờ trong trung tâm như ở quận Hoàn Kiếm dễ tổ chức lại giao thông hơn là tuyến Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương có mật độ giao thông lớn, không thể thực hiện được”.

cam xe ca tuyen dai la phan khoa hoc kho so cho nguoi dan hinh 5
GS GS Từ Sỹ Sùa - giảng viên trường Đại học GTVT Hà Nội - giảng viên trường Đại học GTVT Hà Nội cho rằng,nếu thành phố chọn tuyến phố Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi cấm xe máy thì nên chọn từng đoạn đường phù hợp, chứ không nên cấm ngặt toàn tuyến.

Theo GS Từ Sỹ Sùa, nếu thành phố chọn tuyến phố Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi cấm xe máy thì nên chọn từng đoạn đường phù hợp, chứ không nên cấm ngặt toàn tuyến.

Đây là tuyến đường xuyên tâm, có tỷ lệ người sử dụng xe máy rất lớn. Do vậy, khi cấm xe máy thì phải có giải pháp thay thế và phương án tổ chức lại giao thông tuyến đường còn lại cho phù hợp.

“Chủ trương như hiện nay là đúng, nhưng giải pháp cấm toàn tuyến Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi cần xem lại vì nó là đường xuyên tâm, độc đạo. Giả sử nếu thành phố cấm ngay thì chắc chắn hạ tầng giao thông sẽ quá tải, dân đi vào đâu được?”, ông Sùa băn khoăn đặt câu hỏi.

Theo các chuyên gia, để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, Hà Nội phải giải quyết đồng bộ các vấn đề, chứ không chỉ tập trung vào hạn chế phương tiện giao thông.

Cần phân chia khu vực để hạn chế xe máy, chứ không nên làm theo tuyến đường. Đồng thời tăng khả năng vận hành, kết nối của hệ thống vận tải công cộng; xây dựng thêm các bến, bãi trông giữ phương tiện giao thông cá nhân tại các bến xe buýt, bến tàu điện.

Nếu cứ áp đặt ý chỉ chủ quan mà không để ý đến phản ứng xã hội, dễ dẫn dến tiêu cực, không tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Cấm chỗ này lại phình lên chỗ kia.

Theo VOV.VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.