Với Huệ Triệu, sông trong miền kí ức xa xăm, như một người thân thiết gắn bó:
Giữa sông và người như có mối giao cảm sâu xa. Nỗi đau vì mối tình trớ trêu của một con người làm đau cả dòng sông, quặn xé đến mức có thể làm xô lệch cả sự vật hữu hình (dòng sông, mũi thuyền), và cả cái vô hình ( trời chiều, ngọn gió):
Mỗi đời người nói cho cùng cũng là một dòng chảy như đời sông vậy. Con sông của hồn thơ Huệ Triệu vỗ sóng đôi bờ cuộc sống “thắc thỏm những buồn vui”. Sự trở về nào – dù là đời người hay đời sông, cũng là trở về để cùng hòa vào và bồi đắp:
Cảm thức sông chính là một khúc của dòng sông cuộc đời, đầy lãng mạn trữ tình và sâu lắng suy tư, triết lí. Vẫn là những loài hoa mộc mạc, dân dã, khi lọc qua lăng kính tâm hồn Huệ Triệu đã thành một bức tranh rộn rã sắc màu:
Mưa trong thơ Huệ Triệu là một bầu trời riêng. Tôi từng bắt gặp cơn mưa đầu xốn xang trong tập Mùa cây thay lá (2008) của Huệ Triệu. Sau này, đã làm vợ, làm mẹ rồi mà vẫn không quên được: Cơn mưa đầu ngày xưa/ Vui như là nốt nhạc (Ngỡ đã qua đi). Từ người khát mưa đến mưa khát, mưa khóc - hình ảnh mưa càng về sau càng được chuyển nghĩa điệu nghệ: Cơn mưa cạn mình vì khát/ Bừng lên bẩy sắc cầu vồng (Tự khúc 2); Sau cầu vồng/ Giọt mưa không biết mình đang khóc (Gió và em).
Hình như Huệ Triệu khát một trận mưa phóng khoáng cho ngập tràn cả không gian và thời gian. Trong thơ Huệ Triệu, mưa thường cặp đôi với cầu vồng. Đắm mình trong mưa, nhất là trong cơn mưa tình lại có cầu vồng rực rỡ, mấy ai tránh được sự vấp ngã. Ngã khi qua cầu vồng, để tới bến tình yêu, chưa hẳn đã để lại nỗi đau nhiều, mà sau này lại là nỗi nhớ trong kỷ niệm. Vì khi rũ áo đứng lên, cầu vồng còn để lại trong nhau một nửa ánh sáng mà mỗi người sẽ mãi mang theo.
Cầu vồng đã trở thành hình ảnh mang tính siêu thực, nó mọc lên cả những lúc không mưa không nắng, trong chân trời thương nhớ: Ngày không nắng, cầu vồng vẫn thức (Với mùa đông).
Cơn khát về một tình yêu mơ mộng thời con gái, Huệ Triệu tưởng đã gửi lại ở một chân trời. Có lẽ không phải vậy:
Cơn khát ngày nào, giờ vẫn nhói lên bùi ngùi da diết:
Ở đây ta cũng gặp tình yêu và nỗi niềm của người mẹ nhân hậu giành cho con. Từ khi còn thai nghén “đã yêu con vô bờ”. Rồi khi con lớn khôn, mẹ lại luôn mong mỏi:
Khát ánh sáng bảy mầu lung linh, rực rỡ, khát những cơn mưa, cũng là khát khao niềm hạnh phúc vậy. Từ nỗi khát của mình, Huệ Triệu đã đến với nỗi khát của những chiến sỹ trên đảo quê hương, để chia sẻ:
Và hóa lòng thành khúc hát gọi mưa, thành nỗi lòng lính đảo khát nhớ về đất liền: Gió bạt gió tìm lá mềm như bàn tay vuốt nhẹ tóc em ngày chia tay anh ra đảo. Nỗi nhớ đất liền có mái tóc em ủ hương cây (Hương nhu ở đảo)
Cảm thức sông của Huệ Triệu có giọng điệu tự nhiên đến mức hồn nhiên như cuộc sống. Tự nhiên mà không dễ dãi nên dễ đi vào lòng người. Tôi thích cái vị ngọt đằm thắm mà đầy chất suy tư của Huệ Triệu:
Lại có những câu thơ mang âm hưởng thơ Kiều, ngậm ngùi suy ngẫm về lẽ đời:
Cảm thức sông ra đời vào tháng 9/ 2014, khi Huệ Triệu vừa trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ đã thể hiện sự trưởng thành một cách vững vàng trên hành trình thơ lao động nghiêm túc và đầy sáng tạo của Huệ Triệu.
Tôi rất thích những hình ảnh quen thuộc mà lạ lùng, có độ sâu triết lý và suy tưởng: Nghe cá quẫy ngỡ buổi chiều mắc lưới/ Vớt lên đầy bóng nước-nhánh rong thơm (Cảm thức sông) hay: Đạn bom cay kịt mắt người/ Chiến tranh mòn lẹm cả thời sắc xuân… Ngực xuân đã lặn trăng rằm/ Nắng mưa mọt tiếng thở dài tháng năm (Chị)…
Tất nhiên đây đó vẫn không tránh khỏi một vài hình ảnh chưa thật chín, nhưng tôi tin rằng thơ Huệ Triệu sẽ khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trên thi đàn Việt nam.