Cái ôm đầu tiên: Ngăn chặn nỗi đau trẻ sơ sinh tử vong

GD&TĐ - Chiều 17/8, tại Đà Nẵng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức Họp báo với chủ đề “Cái ôm đầu tiên: Hướng tới 4 triệu trẻ sơ sinh tiếp theo”. Đây là một sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 2 về Đẩy mạnh chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC).  

Buổi họp báo với chủ đề “Cái ôm đầu tiên: Hướng tới 4 triệu trẻ sơ sinh tiếp theo” thu hút đông đảo nhà báo, phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước tham dự.
Buổi họp báo với chủ đề “Cái ôm đầu tiên: Hướng tới 4 triệu trẻ sơ sinh tiếp theo” thu hút đông đảo nhà báo, phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước tham dự.

Cứ hai phút có một trẻ sơ sinh tử vong

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đa số các ca tử vong ở trẻ sơ sinh là do thực hành lâm sàng không thích hợp tại thời điểm sinh và trong một số ngày đầu mới sinh. Các trường hợp tử vong này có thể phòng ngừa được thông qua một tập hợp các can thiệp đơn giản và chi phí hiệu quả được gọi là Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC). EENC có thể được thực hiện tại tất cả các tình huống mẹ sinh con, cứu sống và mang lại cho trẻ sơ sinh một sự khởi đầu cuộc sống tốt nhất.

Năm 2013, các nước thành viên đã thông qua Kế hoạch hành động vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh tại khu vực Tây Thái Bình Dương (2014-2020) và cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế trong khắp Khu vực và hỗ trợ triển khai nhân rộng công tác EENC.

Để vận động sự ủng hộ của công chúng và sự ủng hộ chính trị, chiến dịch “Cái ôm đầu tiên” để hỗ trợ công tác EENC được phát động tại Manila vào tháng 3 năm 2015. Từ đó đến nay chiến dịch này đã được phát động tại 8 nước được ưu tiên lựa chọn vì có gánh nặng cao nhất về tử vong sơ sinh trong Khu vực: Campuchia, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Mông Cổ, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon và Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2016, chiến dịch Cái ôm đầu tiên được mở rộng tới các nước khác bên ngoài Khu vực Tây Thái Bình Dương.

Nỗi lực nhân rộng công tác Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm

Hội nghị lần thứ 2 về Đẩy mạnh chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) với sự tham gia của các thứ trưởng đến từ 8 quốc gia đã cùng nhau thảo luận khắc phục các rào cản nhằm nhân rộng nhanh chóng công tác Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC), đặc biệt là ở các nhóm dân cư dễ bị tổn thương trong Khu vực.

Cho đến nay, trên 30 000 cán bộ y tế từ khắp Khu vực đã được tập huấn về công tác EENC. Hiện EENC đã được áp dụng tại 16 quốc gia. Trên 30 000 cán bộ y tế đã được tập huấn tại 2 522 cơ sở y tế – đạt gần đến con số 4 triệu trẻ sơ sinh được chăm sóc tốt hơn.

Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh không chỉ còn là một nội dung kỹ thuật mà còn là một vấn đề chính trị trong đó phương pháp tiếp cận toàn chính phủ có vai trò thiết yếu.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để triển khai nhân rộng EENC từ năm 2015. EENC hiện đã được áp dụng đến các cơ sở y tế tại 63 tỉnh/thành phố với trên 8 600 nhân viên của các cơ sở y tế đã được tập huấn. Kết quả của những nỗ lực này là thực hành lâm sàng về EENC đã được cải thiện nhiều, trong đó Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. Số lượng trẻ sơ sinh cần chăm sóc tích cực giảm dần, đồng thời đã có những cải thiện nhất định về sức khỏe ở những trẻ cần chăm sóc tích cực.

Trọng tâm của EENC là Cái ôm đầu tiên – một bước thực hành đơn giản có khả năng cứu sống trẻ giúp tăng cường tiếp xúc da kề da giữa mẹ và trẻ ngay sau khi sinh và trong vài ngày đầu tiên sau sinh. Thực hành Cái ôm đầu tiên bao gồm 4 bước chính: Lau khô trẻ cẩn thận ngay lập tức sau khi sinh; Tiếp xúc da kề da ngay lập tức; Kẹp và cắt dây rốn kịp thời một cách thích hợp; Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Thực hành Cái ôm đầu tiên rất đơn giản, có hiệu quả chung và hiệu quả về chi phí và có thể thực hiện được tại tất cả các hoàn cảnh mẹ sinh con. Bước thực hành này mang lại lợi ích cho tất cả trẻ sơ sinh – trẻ có bệnh, đẻ non và thậm chí trẻ sinh bằng phương pháp mổ đẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.